Giống cây trồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nông, lâm nghiệp. VIệc chọn giống cây trồng góp phần tạo ra những giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Do đó, việc bảo hộ quyền lợi của chủ sở hữu đối với giống cây trồng là điều cần thiết. Vậy đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
1. Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
Quyền đối với giống cây trồng là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Cần lưu ý rằng quyền sở hữu đối với giống cây trồng chỉ được xác lập khi giống cây trồng được đăng ký bảo hộ. Giống cây trồng thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Ngoài ra, cần phải có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Theo quy định về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại Điều 164 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung quy định:
“1.Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức. Cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKBH giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm:
a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây.”
2. Hồ sơ đăng ký đơn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Chủ thể đăng ký cần tiến hành chuẩn bị các tài liệu hồ sơ sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu
- Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu
- Giấy ủy quyền (nếu đại diện thực hiện thủ tục đăng ký)
- Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, quyền đăng ký
- Chứng từ nộp phí và lệ phí theo quy định
3. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đơn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Chủ thể tiến hành đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Việc đăng ký giống cây trồng được chia làm hai giai đoạn thẩm định đơn. Đó là thẩm định hình thức đơn và thẩm định nội dung đơn
Thẩm định hình thức đơn
Thực hiện Ttrong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn: Trường hợp đơn đăng ký hợp lệ, Văn phòng bảo hộ công bố tông báo trên các tạp chí chuyên ngành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận là hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn
Thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây;
Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây;
Khảo nghiệm kỹ thuật là tiến hành các thí nghiệm. Nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây. Việc khảo nghiệm kỹ thuật do CQNN có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực tiến hành khảo nghiệm thực hiện theo quy định. Cụ thể, dựa trên quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn