Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nhất định dựa theo quy luật tự nhiên. Người sáng tạo ra sáng chế có quyền đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, để được bảo hộ, tác giả cần đáp ứng một số điều kiện bảo hộ sáng chế, và chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định.
Điều kiện đăng ký sáng chế của chú đơn
Để được đăng ký sáng chế, chủ sở hữu cần đáp ứng một số điều kiện quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
- Người tạo ra sáng chế (tác giả) phải tạo ra sáng chế bằng chi phí và công sức của mình. Điều này có nghĩa là họ phải đầu tư chi phí, vật chất bằng chính tài sản của mình. Trường hợp người tạo ra sáng chế thông qua việc được thuê, mướn, hoặc hình thức khác nhưng không sử dụng tài sản của chính mình thì không được xem là tác giả.
- Cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, cơ sở, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc cho tác giả, thuê tác giả trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc thỏa thuận đó không trái quy định của pháp luật. Đây là trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp tạo ra sáng chế. Mà chủ sở hữu thuê, mướn và đầu tư kinh phí, phương tiện, cơ sở cho tác giả tạo ra sáng chế. Tuy không trực tiếp tạo ra, nhưng họ vẫn là chủ sở hữu của sáng chế.
- Trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì tổ chức, cá nhân đó được quyền đăng ký sáng chế sau khi được cá nhân, tổ chức còn lại đồng ý. Trường hợp này là có nhiều người cùng tham gia tạo ra sáng chế. Những người này đều phải bỏ kinh phí, vật chất, công sức ra để nghiên cứu. Vì không ai thuê mướn ai, vì vậy khi đăng ký sáng chế bắt buộc phải được tất cả mọi người đồng ý
- Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước. Quyền đăng ký sáng chế do sử dụng tài sản của nhà nước được Chính phủ quy định chi tiết.
Điều kiện để sáng chế được bảo hộ
Tổ chức, cá nhân muốn được bảo hộ sáng chế cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên bản thân sáng chế đó cũng phải đủ điều kiện thì mới được bảo hộ. Bằng sáng chế sẽ được cấp ở mọi lĩnh vực, tiêu biểu như nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ, sinh học,… Để được bảo hộ ở Việt Nam thì sáng chế phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau
- Tính mới: Tính mới là việc xem xét sáng chế này đã được công khai hay chưa. Hoặc sáng chế đã có một chủ thể khác đưa vào sử dụng trước đó hay chưa. Việc công khai này có thể thực hiện bằng cách đưa vào thị trường, mô tả bằng văn bản hoặc bằng cách khác.
- Tính sáng tạo: Sáng chế là sản phẩm hoặc quy trình dựa trên quy luật tự nhiên. Do đó đòi hỏi phải có tính sáng tạo. Sáng chế sau không thể giống hoặc tương tự sáng chế trước. Hoặc sáng chế cũng không thể chỉ là sản phẩm hoặc quy trình quá đơn giản mà những người trình độ chuyên môn trung bình đều biết. Tính sáng tạo ở đây được thể hiện ở đặc điểm khác biệt, đột phá và hữu ích.
- Phải có khả năng áp dụng công nghiêp: Một sáng chế khi mà đáp ứng đủ cả tính mới và tính sáng tạo nhưng không có khả năng áp dụng công nghiệp thì vẫn không được bảo hộ. Ví dụ, một người tạo ra quy trình lọc nước thải, nhưng quy trình này quá khó để áp dụng, hoặc áp dụng không hiệu quả. Đây được xem là không có khả năng áp dụng công nghiệp và không được bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ sáng chế
Thời hạn này được quy đinh trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể, sáng chế sẽ được bảo hộ 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có thời hạn bảo hộ 10 năm. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thời hạn bảo hộ 5 năm kể từ ngày cấp. Bằng độc quyền sáng chế không thể được gia hạn thêm. Như vậy, sáng chế khác với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn được, thời gian bảo hộ sáng chế là cố định và không thể gia hạn.