Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và đều có tính sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi đối tượng đều có những điểm khác biệt nhất định.
Về khái niệm sáng chế và bí mật kinh doanh:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để được cấp một bằng sáng chế, đòi hỏi giải pháp kỹ thuật đó phải đáp ứng các điều kiện: có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Như vậy, không phải đối tượng nào cũng có thể bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, chẳng hạn cách thức thể hiện thông tin, giải pháp chỉ mang tính thẩm mỹ, hay như các quy trình sản xuất (thực vật, động vật)… Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền, hiệu lực của bằng sáng chế là 20 năm.
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Để được bảo hộ theo dạng bí mật kinh doanh, phải đáp ứng các điều kiện sau: Không phải là hiểu biết thông thường, không dễ dàng có được; Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ, hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ, và không dễ dàng tiếp cận được. Về lý thuyết, bí mật kinh doanh được bảo hộ vô thời hạn và không cần làm thủ tục đăng ký.
Nhìn chung, bảo hộ sáng chế và bảo hộ bí mật kinh doanh có những điểm khác biệt sau đây:
Tiêu chí | Sáng chế | Bí mật kinh doanh |
Cơ chế thực thi | – Mạnh hơn. – Có văn bằng bảo hộ. | – Khó hơn. – Không có văn bằng bảo hộ. |
Khi xảy ra tranh chấp | – Nộp văn bằng bảo hộ. | – Chủ sở hữu chứng minh thông tin được bảo hộ bí mật kinh doanh |
Nghĩa vụ chứng minh | – Chủ sở hữu không có nghĩa vụ chứng minh. | – Chủ sở hữu chứng minh thông tin được bảo hộ bí mật kinh doanh đáp ứng các điều kiện bảo hộ khi xảy ra tranh chấp. |