Sáng chế là phát minh là thành quả lao động, sáng tạo và nghiên cứu khoa học của con người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn và hiểu sai về hai khái niệm này. Vậy các khái niệm này được hiểu và sử dụng trong thực tiễn như thế nào. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu rõ về vấn đề này.
Khái niệm phát minh và sáng chế
Khái niệm phát minh hiện này vẫn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Do vậy chưa có định nghĩa cụ thể nào cho khái niệm này. Nhưng chúng ta có thể hiểu rằng phát minh là thành quả của sự lao động, nhờ đó phát hiện ra những quy luật, đặc điểm, hoặc hiện tượng tồn tại trong đời sống mà con người chưa hề biết tới. Nhờ có phát minh mà con người thay đổi nhận thức, cách thức làm việc của mình.
Một số ví dụ về phát minh: Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy, la bàn,… hay Thomas Edision đã phát minh ra bóng đèn điện – thứ đã quá quen thuộc với chúng ta cùng hàng trăm phát minh nổi tiếng khác
Khái niệm sáng chế được định nghĩa rõ ràng ở trong luật. Cụ thể, tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”
Một số ví dụ về sáng chế: Xe lăn điều khiển bằng ý nghĩa của GS.TS Hùng Nguyễn thuộc đại học Sydney hay Bộ tiết kiệm xăng cho xe máy của anh Đặng Ngọc Sơn tại Vĩnh Long.
Phân biệt phát minh và sáng chế
Từ những định nghĩa và cách hiểu về hai khái niệm trên, chúng ta có thể tổng hợp những đặc điểm khác nhau sau đây:
Bảo hộ công nghiệp
Phát minh không được bảo hộ quyền tác giả và nội dung. Phát minh chỉ được bảo hộ về hình thức. Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền về nội dung. Điều này được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Vậy nếu như bạn có một sáng chế độc quyền và đăng ký bảo hộ, bạn sẽ được bảo hộ sáng chế này.
Tính mới
Phát minh được sáng tạo ra dựa trên những thứ đã tồn tại khách quan. Phát minh chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Sáng chế được sáng tạo ra thì phải cần nhiều điều kiện.
Người có sáng chế phải đầu tư tiền bạc, của cải, công sức của mình để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm này có khả năng áp dụng vào đời sống và sản xuất.
Giá trị thương mại
Giá trị thương mại của phát minh và sáng chế là rất khác nhau. Trong khi phát minh chỉ áp dụng để giải thích thế giới, mà không thể áp dụng trực tiếp vào đời sống, sản xuất. Muốn áp dụng được thì phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, do đó không có giá trị thương mại. Còn sáng chế thì có thể áp dụng trực tiếp vào đời sống, sản xuất. Sáng chế còn được dùng để mua bán, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng,… Do đó sáng chế mang tính thương mại cao.
Điều kiện bảo hộ
Nếu phát minh thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ thì được bảo hộ. Phát minh chỉ được bảo hộ về hình thức. Nếu sáng chế đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ thì sẽ được bảo hộ độc quyền. Một số điều kiện có thể là: tính mới, tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp,…