Hiện nay, trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì bản quyền đang là đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với sản phẩm mà họ đóng góp công sức, của cải, tâm huyết để tạo nên. Tuy nhiên hiện tượng xâm phạm bản quyền, cụ thể là quyền tác giả hiện nay diễn ra khá phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền sở hữu trí tuệ, làm ảnh hưởng đến tính vẹn toàn của cá nhân, quyền sở hữu đối với tác phẩm. Để tránh các tình trạng trên, Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:
Câu hỏi từ khách hàng
Kính gửi công ty ANS LAW, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn cua Luật sư như sau: Tôi đang là sinh viên, hiện đang theo tại một trường đại học tại Hà Nội. Tôi rất hâm mộ bộ tiểu thuyết của một tác giả và thường xuyên đón đọc nó. Tuy nhiên, tác giả của bộ tiểu thuyết đó bất ngờ mất vì đột quỵ. Vì quá hâm mộ, nên tôi đã sự viết phần tiếp theo của tác phẩm đấy. Biết được sự việc này, người con của tác giả nói trên không đồng ý vì cho rằng đấy là hành vi vi phạm quyền tác giả. Theo quan điểm của tôi, phần nội dung của tôi độc lập hoàn toàn so với phần nội dung của cố tác giả và được độc giả đón nhận, vì vậy nó không vi phạm bản quyền. Xin luật sư cho tôi biết, hành vi của tôi có phải là hành vi vi phạm bản quyền hay không, nếu có thì bị xử lý như thế nào.
Trả lời
Chào bạn, về trường hợp của bạn, Luật sư xin trả lời như sau: Vì bạn và tác giả của bộ tiểu thuyết nói trên đều là công dân Việt Nam, vì vậy trường hợp tranh chấp của bạn sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ.
Về tình huống tranh chấp, trường hợp của bạn không phải là đồng tác giả vì: Điều kiện để là đồng tác giả được quy định tại Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
“1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.
Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.”
Có thể thấy, trong trường hợp này, bạn và người tác giả quá cố nói trên không cùng nhau tạo ra tác phẩm, không sử dụng thời gian, tiền bạc, công nghệ,… hay bất cứ phương tiện nào khác mà luật quy định. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật này, bạn đã sáng tạo ra phần nội dung của bạn hoàn toàn độc lập, không ăn cắp nội dung hay gân tổn tại đến phần nội dung trước đó nên không thể coi bạn là đồng tác giả với cố tác giả đó.
Tác phẩm của bạn dù là phần kế tiếp của tác phẩm trước, nhưng hai phần này không hề phụ thuộc nhau về nội dung. Giả sử nếu bỏ một trong hai phần thì phần còn lại vẫn có giá trị sử dụng. Tác phẩm của bạn cũng không được dịch hay cải biên lại từ tác phẩm gốc, do đó có thể coi bạn là tác giả và có quyền tác giả đối với tác phẩm này căn cứ theo
Vì vậy, như đã phân tích ở trên, bạn đã tạo ra tác phẩm của mình độc lập, tác phẩm của bạn không phải là tác phẩm phái sinh từ bản gốc. Bạn cũng không thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Do đó, hành vi của bạn không vi phạm pháp luật.