Xuất phát từ sự cần thiết cũng như ý nghĩa của sáng chế đối với bản thân người sở hữu sáng chế và rộng hơn là là phục vụ lợi ích xã hội, việc đăng ký sáng chế là hết sức cần thiết, vừa bảo vệ quyền của người sáng tạo ra vừa thúc đẩy xã hội phát triển hơn. Vậy quá trình đăng ký sáng chế được tiến hành như thế nào và ai là người có quyền đăng ký sáng chế.
Ai là người có quyền đăng ký sáng chế? Tìm hiểu thêm tại đây.
Quá trình đăng ký sáng chế bao gồm:
- Nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế
- Công bố đơn
- Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký (nếu không có yêu cầu này đơn đăng ký coi như bị hủy bỏ)
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký
- Thông báo kết quả thẩm định nội dung
- Nộp phí, lệ phí khi có yêu cầu (bắt buộc phải nộp phí, lệ phí, nếu không sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ)
- Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ
- Công bố văn bằng bảo hộ.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế như sau:
- Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.
- Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
- Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
- Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
- Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.
- Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.