Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo cơ hội việc làm rất lớn cho lao động Việt Nam. Cơ hội việc làm rộng mở hơn đối với lao động Việt Nam. Việc người sử dụng lao động tuyển dụng lao động vào làm việc đều có hợp đồng lao động giữa hai bên để đảm bảo thực hiện quyền. Và nghĩa vụ người lao động và người sử dụng lao động. Vậy nội dung lao động hợp đồng gồm những gì?
Để quyền và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo tốt nhất thì người sử dụng lao động. Cũng như người lao động cần thực hiện đúng với những nội dung được quy định trong hợp đồng lao động. Nếu 1 trong 2 bên vi phạm hợp đồng thì phải đền bù theo hợp đồng lao động đã ký kết.
1. Quy định về nội dung hợp đồng lao động
Nội dung hợp đồng lao động được quy định rõ tại điều 21 Bộ Luật lao động 2019:
“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động. Và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính. Nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh. Hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương. Và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Một số quy định khác về nội dung hợp đồng lao động
Theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 điều 21 Bộ Luật lao động 2019:
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh. Bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung. Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ. Quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc. Hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của HĐ lao động. Đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết. Các khoản 1, 2 và 3 Điều này
3. Quy định về hiệu lực và việc thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Điều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 28. Thực hiện công việc theo HĐLĐ
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi. Bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biế. Ttrước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi. Bổ sung nội dung hợp đồng được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung. Tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.