Quan hệ pháp luật trong lao động thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động.
Quan hệ pháp luật lao động bao gồm rất nhiều chủ thể khác nhau như: Cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân,… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng tìm hiểu:
1. Quan hệ pháp luật lao động là gì?
Quan hệ pháp luật lao động là các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.
Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm:
+Người lao động;
+ Người sử dụng lao động.
Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động phải thỏa mãn điều kiện:
+ Năng lực pháp luật lao động
+ Năng lực hành vi lao động
2. Quan hệ pháp luật trong lao động có đặc điểm gì
a, Thứ nhất, trong mối quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc
Tự mình thực hiện công việc tức là tự mình thực hiện các hành vi lao động cần thiết đề tiến hành, hoàn thành công việc.
NLĐ phải bằng chính hành vi của mình, bằng sức lực, thao tác kĩ năng của mình để thực hiện công việc mà không được sử dụng biện pháp thay thế nghĩa vụ đó bằng cách chuyển giao cho người khác, nhất là một người bắt kì không phải là người có quan hệ lao động với NSDLĐ đó
Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động.
b, Thứ hai, NSDLĐ có quyền quản lý đối với NLĐ
Đặc điềm này nói lên quyền kiểm soát của NSDLĐ đối với quá trình thực hiện công việc cùa NLĐ. Quyền quản lí lao động là một quyền bao hàm nhiều khía cạnh, có tính chất toàn diện của NSDLĐ.
Nội dung của quyền quản lí lao động gồm quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, điều động, giám sát, khen thưởng, xử phạt… đối với NLĐ.
NSDLĐ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi quản lí lao động của mình. Quyền này không có trong quan hệ dân sự (hay quan hệ dịch vụ), vì các bên trong quan hệ dịch vụ thường chỉ có liên quan đến nhau về kết quả lao động và tiền công.
Hoạt động kiểm soát quá trình thực hiện công việc của NLĐ được thực hiện bởí chính chủ sử dụng lao động.
c, Thứ ba, trong quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ có sự tham gia của đại diện lao động
Trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động thường có sự tham gia của đại diện tập thể lao động.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ tham gia của công đoàn trong khuôn khổ quy định của pháp luật song sự tham gia đó là bắt buộc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động