Hành vi bị nghiêm cấm trong lao động được quy định rất cụ thể tại Bộ luật lao động Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đê này ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề sau đây:
1. Hành vi vi phạm pháp luật là gì?
Hành vi vi phạm pháp luật là một dạng hành vi pháp luật thể hiện ở hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc đã làm những việc mà pháp luật cấm gây thiệt hại hoặc dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích khác nhau
2. Đặc điểm các hành vi vi phạm pháp luật
Các hành vi này rất đa dạng về chủ thể, khách thể, hành vi vi phạm có thể là hành động hoặc không hành động xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Hành vi vi phạm được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, do những động cơ và mục đích khác nhau.
Hành vi vi phạm pháp luật có rất nhiều loại như: hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự, dân sự,…kèm theo đó thì Nhà Nước ta cũng ban hành các chế tài để xử phạt tương thích với hành vi mà họ đã thực hiện
3. Quan hệ pháp luật lao động là gì?
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quan hệ lao động bao gồm:
+ Quan hệ lao động cá nhân;
+ Quan hệ lao động tập thể.
4. Hành vi bị nghiêm cấm trong lao động
Điều 8 Bộ luật lao động có quy định : Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
+ Phân biệt đối xử trong lao động;
+ Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.;
+ Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.;
+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
+ Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
6. Lưu ý hành vi nghiêm cấm trong lao động
Điều 20 Bộ luật lao động cũng quy định: Khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi:
+ Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao đông phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản
Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động giao nộp bản chính chứng chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng việc đặt tiền cho việc thực hiện hợp đồng.