Giải quyết tranh chấp lao động có thể nói là quá trình giúp các bên đạt được thoả thuận về một nội dung hay vụ việc cụ thể. Bên cạnh đó, các bên hình thành cơ chế hiệu quả giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh nếu có. Đồng thời xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ hơn. Đối với nguyên tắc giải quyết tranh chấp, các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đều phải tuân thủ.
1. Tranh chấp lao động là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động hiện hành. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Như vậy, tranh chấp lao động không chỉ là tranh chấp về sự lao động. Về sự làm việc, tức là xung đột về hành vi liên quan đến hoạt động, chức năng của người lao động. Bên cạnh đó, tranh chấp LĐ còn bao gồm các xung đột liên quan đến việc làm. Học nghề, quạn hệ đại diện lao đông,…tức là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
2. Quy định chung về Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Điều 194 Bộ luật lao động hiện hành quy định về nguyên tắc giải quyết việc tranh chấp như sau:
“1. Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng. Quyết định trong giải quyết tranh chấp.
2. Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp. Tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
5. Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng. Nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp. Ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
6. Việc giải quyết tranh chấp do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu. Do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành. Hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.”
Theo đó, 6 nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động nêu trên đối với cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bắt buộc phải tuân theo.
3. Đánh giá về Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo quy định hiện hành
Thứ nhất, có thể nói nguyên tắc “Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng. Quyết định trong giải quyết tranh chấp” là một trong những tư tưởng quan trọng của việc giải quyết tranh chấp. Quyền tự định đoạt của các bên không chỉ được đảm bảo thực hiện trước khi các bên đưa vụ tranh chấp ra tổ chức. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà ngay cả khi đã yêu cầu tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Các bên vẫn có quyền tự quyết định giải quyết vụ tranh chấp của mình.
Thứ hai, “Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp”. Kết quả giải quyết tranh chấp la động chính là kết quả tự quyết định của hai bên tranh chấp. Bởi các bên phải cùng nhau đồng ý với phương án hòa giải của hòa giải viên. Hoặc của Hội đồng trọng tài lao động thì mới có thể lập biên bản hòa giải thành.
Thứ ba, nguyên tắc “đúng pháp luật” vừa có tính độc lập, vừa có tính bao quát các vấn đề khác có liên quan. Đúng pháp luật là yêu cầu về trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp. Và cũng là mong muốn chính đáng của các bên tranh chấp và của toàn xã hội.
4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết tranh chấp lao động
Trách nhiệm được quy định cụ thể tại Điều 195 Bộ luật lao động hiện hành:
“1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ. Và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn. Nâng cao năng lực chuyên môn của hoà giải viên lao động. Trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, kịp thời tiến hành giải quyết tranh chấp tập thể về quyền.”