Công văn 1048/BKHCN-PTTTDN – Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học

Ngày 16 tháng 04 năm 2019 Bộ khoa học công nghệ ban hành công văn 1048/BKHCN-PTTTDN nhằm hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.

Nội dung công văn bao gồm:

– Điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

– Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Thu hồi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Tải về
BKHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
——-
Số: 1048/BKHCN-PTTTDN
V/v: Hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2019

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố

Thực hiện trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại Điều 19 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP như sau:

  1. Thủ tục hành chính:

Ngày 28 tháng 02 năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 395/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực hoạt động KH&CN thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.

Danh mục các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định gồm có:

a) Thủ tục hành chính cấp trung ương:

– Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;

– Thủ tục cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

b) Thủ tục hành chính cấp tỉnh:

– Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;

– Thủ tục cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Quyết định số 395/QĐ-BKHCN ngày 28/02/2019 được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ:

Căn cứ Điều 6 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP, điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN gồm có:

a) Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

b) Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định.

Doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp:

– Có năng lực tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực tạo ra kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp tự nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận.

– Có năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp đảm bảo được các điều kiện cần thiết (quy định tại mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP) để triển khai ứng dụng kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.

– Đối với doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên: có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Việc xác định tỷ lệ doanh thu để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN: doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (có thể kê khai theo kết quả kinh doanh của quý hoặc năm) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin. Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN của doanh nghiệp hàng năm để thực hiện việc quản lý, rà soát, bảo đảm doanh nghiệp duy trì được điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm: không cần đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ:

Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN đối với các trường hợp sau:

3.1. Các trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp về Cục, không cần văn bản đề nghị:

a) Các kết quả KH&CN được hình thành từ nhiệm vụ KH&CN đặc biệt; có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia; giải quyết các vấn đề KH&CN liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe; hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông:

– Kết quả KH&CN hình thành từ nhiệm vụ KH&CN đặc biệt:

Nhiệm vụ KH&CN đặc biệt là đề tài KH&CN, đề án khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN có quy mô lớn phục vụ quốc phòng, an ninh, có tác động mạnh đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Việc xác định nhiệm vụ KH&CN đặc biệt căn cứ vào tiêu chí xác định và thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy định tại Điều 30 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN.

– Kết quả KH&CN có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia; giải quyết các vấn đề KH&CN liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe:

+ Kết quả KH&CN hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp bộ, cấp quốc gia;

+ Kết quả KH&CN thuộc hai lĩnh vực trở lên quy định tại các Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06/3/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước.

– Kết quả KH&CN trong lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông.

b) Doanh nghiệp được thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập mà đăng ký hoạt động KH&CN tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

3.2. Các trường hợp gửi hồ sơ kèm văn bản đề nghị Cục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:

a) Doanh nghiệp có chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với trường hợp này, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp về Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN. Trường hợp gửi hồ sơ về Cục, doanh nghiệp có văn bản đề nghị Cục thụ lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

b) Các trường hợp theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ khi chưa đủ điều kiện đánh giá kết quả KH&CN.

Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ:

Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bao gồm:

a) Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP;

b) Văn bản xác nhận, công nhận kết quả KH&CN của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP;

c) Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.

Đối với kết quả KH&CN là tài sản được hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước theo quy định của Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, doanh nghiệp cần có Quyết định giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp sau khi được cấp bị hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN quy định tại Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.

Thu hồi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ:

5.1. Thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:

a) Các trường hợp thu hồi:

– Trường hợp không duy trì được tỷ lệ doanh thu quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP:

+ Đối với doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên, đáp ứng điều kiện tỷ lệ doanh thu 30% khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN: thời gian 5 năm liên tiếp để xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

+ Đối với doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, không cần đáp ứng điều kiện tỷ lệ doanh thu khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN: thời gian 5 năm liên tiếp để xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN được tính từ năm thứ sáu doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Ví dụ: Doanh nghiệp A thành lập từ đủ 5 năm trở lên, đạt tỷ lệ doanh thu 30%, được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN năm 2019. Thời gian 5 năm liên tiếp để xem xét việc thu hồi nếu không đáp ứng điều kiện tỷ lệ doanh thu được tính từ năm 2019 – năm 2023.

Doanh nghiệp B thành lập dưới 5 năm, chưa đạt tỷ lệ doanh thu 30% khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN vào năm 2019. Thời gian 5 năm liên tiếp để xem xét việc thu hồi nếu không đáp ứng điều kiện tỷ lệ doanh thu được tính từ năm 2024 – năm 2028.

– Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo trong 03 năm liên tiếp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP:

+ Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị các doanh nghiệp KH&CN hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN. Sau khi hết thời hạn báo cáo, đối với những doanh nghiệp không thực hiện việc báo cáo mà không có văn bản xin gia hạn nêu rõ lý do, Sở Khoa học và Công nghệ có công văn thông báo tới doanh nghiệp về việc không thực hiện chế độ báo cáo.

+ Sau 3 năm liên tiếp không thực hiện việc báo cáo, Sở KH&CN thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

b) Hệ quả pháp lý khi bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:

– Sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp không tiếp tục được hưởng những ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế nhập khẩu và những hỗ trợ khác của Nhà nước dành cho doanh nghiệp KH&CN.

– Đối với các ưu đãi, hỗ trợ có thời hạn thực hiện trên 12 tháng như vay vốn tín dụng ưu đãi (bao gồm tín dụng đầu tư của Nhà nước, hỗ trợ từ các Quỹ phát triển KH&CN), hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện cho đến hết thời hạn của hợp đồng vay vốn tín dụng, hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

5.2. Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:

a) Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực:

– Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả KH&CN đã kê khai trong hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:

+ Đối với những kết quả KH&CN không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước: căn cứ vào kết luận của Tòa án khẳng định doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả KH&CN đã kê khai để chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

+ Đối với những kết quả KH&CN được tạo ra từ nhiệm vụ KH&CN có sử dụng vốn nhà nước: căn cứ xác định hành vi xâm phạm dựa trên quyết định giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan có thẩm quyền (có quyết định giao quyền không, phạm vi giao quyền, thời hạn giao,…).

– Có hành vi giả mạo nội dung hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:

+ Hành vi giả mạo các loại văn bản xác nhận, công nhận kết quả KH&CN của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP;

+ Hành vi cố ý kê khai sai thông tin về tỷ lệ doanh thu để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên.

b) Hệ quả pháp lý khi bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:

– Khi bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp bị truy thu các khoản tiền đã được miễn, giảm đối với doanh nghiệp KH&CN và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ:

Theo đề nghị của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ yêu cầu các doanh nghiệp KH&CN đang hoạt động tại địa phương cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN, xây dựng báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp KH&CN của tỉnh, thành phố gửi về Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN.

Kính gửi Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố nghiên cứu, tổ chức triển khai việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN theo quy định của Nghị định số 13/2019/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc có kiến nghị liên quan đến việc triển khai Nghị định, đề nghị Quý Sở gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Lưu: VT, PTTTDN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tùng
5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0922772222

Email: lienheluatsu@gmail.com

Zalo: 0972817699

Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.