Pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép việc nhập khẩu song song các hàng hóa, sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT) miễn sao sản phẩm đó là sản phẩm do chính chủ sở hữu của đối tượng sở hữu trí tuệ đó hoặc cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu đó cho phép đưa ra thị trường. Vậy thì hết quyền SHTT và nhập khẩu song song là gì?
Hết quyền Sở hữu trí tuệ
Hết quyền sở hữu trí tuệ là trạng thái khi một sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ được đưa ra thị trường bới chính chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, thì chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại các sản phẩm đó nữa.
Khi đó các hành vi thương mại như: sử dụng, bán, đề nghị bán, cất giữ đẻ bán, cho thuê hoặc các hành vi phi thương mại như tặng cho, mượn sản phẩm mang đối tượng ở hữu trí tuệ được bảo hộ do chủ thể khác tiến hành sẽ không bị coi là vi phạm quyền ở hữu trí tuệ.
Nhập khẩu song song
Nhập khẩu song song và việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu ( genuine goods ) đã được chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác đưa ra thị trường nước ngoài với sự đồng ý của chủ ở hữu.
Ví dụ: A bán sản phẩm X và cho B độc quyền tại Việt Nam
C mua sản phẩm X ở nước ngoài và bán tại Việt Nam là nhập khẩu song song và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ví dụ: A là chủ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y của sản phẩm G tại Việt Nam. Công ty A cấp Li xăng cho công ty B để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng Y tại Việt Nam, và cho công ty C sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng Y tại nước khác.
Cty D mua sản phẩm G tại nước ngoài và bán tại Việt Nam không có sự đồng ý của A B C nhưng được coi là nhập khẩu song song và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.