Quyền con người và quyền công dân là hai quyền cơ bản của mỗi chúng ta. Vậy trong pháp luật, 2 quyền đó được quy định như thế nào?
1. Quyền con người
a) Khái niệm quyền con người
Quyền con người khả năng mà nhà nước phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thông qua hiến pháp và pháp luật cho sự tự do lựa chọn hoạt động của mỗi cá nhân mà không phân biệt giữa công dân nước sở tại, công dân nước ngoài, người không quốc tịch. Các quyền đó bao gồm : quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc, được tham gia vào mọi sinh hoạt của xã hội với tư cách là một thành viên của cộng đồng chính trị xã hội.
b) Chủ thể hưởng quyền con người
- Bao gồm tất cả mọi con người.
c) Thời điểm phát sinh quyền con người
+ Dưới góc độ xã hội : quyền con người xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội loài người.
+ Dưới góc độ cá nhân : quyền con người xuất hiện khi một con người cụ thể được sinh ra đến khi chết đi và là quyền tự nhiên, bẩm sinh mang tính bền vững, ít thay đổi.
d) Các yếu tố chi phối quy định quyền
+ Phụ thuộc vào những điều ước quốc tế.
+ Phụ thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống văn hóa mỗi quốc gia.
Quyền con người được đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật quốc gia, quốc tế và pháp luật các nước trong khu vực.
2. Quyền công dân
a) Khái niệm quyền công dân
Công dân là sự xác định một cá nhân về mặt pháp lý thuộc một hay nhiều nhà nước.Quyền công dân được hiểu là khả năng mà nhà nước cho phép công dân tự do lực chọn hoạt động của mình và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
– Chủ thể hưởng quyền công dân: công dân, người mang quốc tịch của nhà nước sở tại.
b) Thời điểm phát sinh quyền công dân
Thời điểm phát sinh quyền của mỗi cá nhân khác nhau, phụ thuộc vào việc có quốc tịch của cá nhân trong một số trường hợp cụ thể để có quyền công dân phải thực hiện một số thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật. Mỗi một cá nhân, quyền công dân có thể bị mất đi tại một thời điểm nào đó do được thôi quốc tịch hoặc bị tước đi quốc tịch.
c) Mức độ xã hội:
- Quyền công dân ra đời, tồn tại song song cùng với nhà nước.
Các yếu tố chi phối quy định quyền
+ Bản chất của nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội tại nước sở tại.
Quyền công dân được đảm bảo bới hệ thống pháp luật của quốc gia.
Quyền cơ bản của công dân:
+ Khái niệm: những quyền cơ bản quan trọng nhất của công dân, được ghi nhận trong Hiến Pháp, được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, dân sự là cơ sở pháp lý làm phát sinh các quyền công dân, qua đó thể hiện bản chất dân chủ, nhân đạo tiến bộ của nhà nước.
+ Đặc điểm :
+,Quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến Pháp.
+,Quyền công dân là những quyền cơ bản, quan trọng nhất của nhân dân.
+, Quốc tịch là căn cứ pháp lý duy nhất làm phát sinh quyền cơ bản của công dân.
+, Biểu hiện sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước, mức độ dân chủ giữa nhà nước và cá nhân.
Nguyên tắc:
+ Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân
+ Nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ của công dân.
+ Nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Một số quy định phổ biến của Hiến Pháp Việt Nam về quy định quyền công dân
– Một số quyền của con người, công dân nhưng có thể bị hạn chế:
+ Dãn cách xã hội
+ Quyền thông tin
+ Trật tự an toàn xã hội.
+ Trưng dung tài sản trong trường hợp khẩn cấp : bắt tội phạm…