Nơi cư trú của cá nhân là gì? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định nơi cư trú của cá nhân? Cách xác định nơi cư trú của cá nhân? Quy định của Bộ luật Dân sự về nơi cư trú của cá nhân.
Khái niệm nơi cư trú của cá nhân
Đối với người chưa thành niên
Theo Điều 41, đó là nơi cư trú của cha, mẹ. Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Tuy nhiên người chưa thành niên vẫn có thể cư trú nơi khác, nếu cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Đối với người được giám hộ
Theo Điều 42, đó là nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi khác nếu có sự đồng ý của người giám hộ hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với vợ, chồng
Điều 43 quy định: là nơi vợ chồng thường xuyên chung sống hoặc nơi khác nếu có thỏa thuận.
Đối với quân nhân
Điều 44 quy định về nơi cư trú của quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đó là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân.
Đối với người làm nghề lưu động
Theo Điều 45: Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.
Ý nghĩa pháp lí
- Bảo vệ quyền của cá nhân, bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự về quản lý nhà nước đối với cá nhân.
- Là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự;
- Nơi mở thừa kế khi công dân chết;
- Nơi xác định cá nhân đã chết, hoặc mất tích;
- Nơi Tòa án có quyền giải quyết các giấy tờ mà cá nhân là bị đơn.
Vậy nên việc xác định không chính xác nơi cư trú của một cá nhân có thể mang đến những hậu quả pháp lý bất lợi cho chính cá nhân đó.
Cách xác định nơi cư trú của cá nhân
Căn cứ Điều 12, Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung 2013) về nơi cư trú của công dân:
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Trong đó:
Nơi thường trú: là nơi sinh sống thường xuyên, ổn định tại một nơi và có đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú: là nơi sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định về nơi ở hợp pháp, có thể là:
– Nhà ở;
– Tàu, thuyền, phương tiện khác với mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
– Nhà khác không thuộc các trường hợp trên nhưng được sử dụng để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Đối với nơi ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ hợp pháp của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.