Tài sản hiện có là gì? Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Ý nghĩa pháp lý của việc phân biệt hai loại tài sản này.
Cơ sở pháp lý
Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, Bộ luật Dân sự 2015.
Định nghĩa
Tài sản hiện có là
- tài sản đã hình thành
- chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai gồm có:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành tuy nhiên chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản từ vốn vay;
- Tài sản đang hình thành/ đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm hai bên giao kết giao dịch bảo đảm;
- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng chưa đăng ký cho đến sau thời điểm kí kết giao dịch.
Đối với tài sản đã hình thành | Xác lập và sở hữu sau giao dịch |
Xác lập quyền sở hữu trước hoặc tại thời điểm ký | Xác lập và sở hữu sau giao dịch |
Rủi ro khi sử dụng làm tài sản đảm bảo thấp hơn | Rủi ro khi sử dụng làm tài sản đảm bảo cao hơn |
Ví dụ: Hai bên ký kết hợp đồng mua bán nhà chung cư đã hoàn thiện xong. Sau khi hợp đồng có hiệu lực và đã được thanh toán trả tiền thì bên mua được nhận nhà. Vậy căn hộ chung cư đó là tài sản hiện có. | Ví dụ: hai bên kí kết hợp đồng mua bán nhà chung cư, tuy nhiên căn nhà đó vẫn đang trong quá trình xây dưng, chưa hòan thành. Vậy thì căn hộ chung cư này được coi là tài sản hình thành trong tương lai. |
Ý nghĩa pháp lý
Việc xác định và phân loại tài sản trong hiện tại và tài sản hình thành trong tương lai có vai trò quan trọng để:
- Xác định được đối tượng nào được phép giao dịch. Cụ thể là chỉ có những tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (có giấy tờ chứng minh chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai) thì mới là đối tượng của giao dịch.
- Căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.
- Là căn cứ xác định quyền sở hữu của chủ tài sản.
- Xác định hình thức và thủ tục xác nhận tài sản.
- Căn cứ xác định giá trị của giao dịch.
Như vậy theo bộ luật Dân sự 2015, việc xác định rõ 2 loại tài sản sẽ giúp chủ tài sản xác định được đối tượng nào được phép giao dịch. Vừa có thể giúp chủ tài sản nhanh chóng thực hiện giao dịch mà còn có thể tránh những rủi do không đáng có khi sử dụng không đúng loại tài sản.