Câu hỏi
Kính chào Luật sư, tôi có tranh chấp xảy ra mong được Luật sư giải đáp như sau. Tôi có một chiếc xe máy cổ, đời cũ. Chiếc xe này đã có từ rất lâu, từ đời ông nội tôi và rất quý hiếm. Vì là xe cổ nên tôi rất ít sử dụng, chỉ để ở trong nhà. Một lần, chị T hàng xóm sang nhà tôi chơi, vì thấy chiếc xe đẹp nên đã hỏi mua. Vì thấy giá tiền khá hợp lý nên tôi đã đồng ý bán với giá 49 triệu đồng. Chúng tôi đã ký hợp đồng mua bán viết tay, tôi đã nhận tiền và bàn giao giấy tờ xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Chị T đề nghị lấy xe sau vì chị cần người chở sang mới lấy xe về được. Hôm sau, vợ tôi khuyên tôi rằng không nên bán chiếc xe đó. Vì chiếc xe rất cổ, đẹp và hiếm mà bán với giá đó thì quá hời. Thấy hợp lý, tôi lại sang nhà chị T xin lại giấy tờ xe, trả tiền để hủy việc mua bán xe. Chị T không đồng ý với đề nghị của tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp tài sản đã bán, tôi có lấy lại được xe của mình không. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời
Công ty ANS LAW kính chào bạn và cảm ơn vì đã nhận được sự tin tưởng của bạn. Về trường hợp lấy lại tài sản đã bán của bạn, Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết như sau:
Trường hợp của bạn, nguyên nhân mâu thuẫn là do bạn đã bán xe, bàn giao tiền và giấy tờ nhưng chưa giao xe. Sau đó, bạn không muốn bán xe nữa nên đã thỏa thuận đề nghị trả lại tiền, lấy lại xe và giấy tờ, hủy việc bán xe. Người mua không đồng ý nên đã xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp. Việc ký hợp đồng viết tay của bạn là không tuân thủ quy định về hình thức, quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
“1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Vì giao dịch dân sự của bạn không tuân thủ quy định về hình thức, nên giao dịch này vô hiệu. Bởi giấy viết tay không được xem là văn bản đúng hình thức theo quy định của luật. Tuy nhiên, cũng căn cứ theo điều luật trên, giao dịch của bạn vẫn có hiệu lực. Bởi vì chị T (người mua) đã thực hiện hơn hai phần ba nghĩa vụ của mình. Cụ thể là chị T đã trả hết số tiền mua xe là 49 triệu đồng. Vậy nên theo quy định, giao dịch này có hiệu lực. Bởi vì chị T không đồng ý nhận lại tiền, trả lại giấy tờ, nên bạn cũng không thể bắt chị T trả lại được. Do đó việc hủy hợp đồng là điều không thể.
Đối với tình huống của bạn, chúng tôi khuyến khích sự thỏa thuận và hòa giải giữa bạn và chị T. Bởi vì bạn và chị T là hàng xóm của nhau, nên cần phải gắn bó, gần gũi. Tránh vì những lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Luật sư chúng tôi. Nếu có bất kì câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin đưới đây: