Trong giao dịch dân sự thường ngày, để đảm quyền và lợi ích của các bên chủ thể tham gia, pháp luật Dân sự Việt Nam đã quy định rõ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Hai biện pháp phổ biến dễ gây nhầm lẫn trong số những biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định, đó chính là biện pháp bảo đảm đặt cọc và ký cược. Để phân biệt được giữa hai biện pháp bảo đó chúng ta có những tiêu chí sau đây.
Biện pháp bảo đảm đặt cọc
Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Mục đích của biện pháp đặt cọc
- Đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng.Ví dụ cụ thể biện pháp đặt cọc được sử dụng trong trường hợp ngày hôm nay hợp đồng chưa được giao kết, hai bên có thể đặt cọc với mục đích cho hợp đồng được giao kết trong thời gian tương lai.
- Đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Mục đích đặt cọc này giúp đảm bảo nghĩa vụ được thực hiện hết trong cam kết hợp đồng của hai bên chủ thể tham gia.
Nội dung của biện pháp đặt cọc
- Đối với trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc nếu không tài sản đó được khấu trừ để thực hiện nốt nghĩa vụ trả tiền của bên có nghĩa vụ.
- Bên đặt cọc vi phạm: Trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc quyền sở hữu bên nhận cọc.
- Bên nhận cọc vi phạm: Trong trường hợp bên nhận cọc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, họ sẽ phải trả số tiền bên đặt cọc đặt cọc.Bên nhận cọc sẽ phải chịu tiền phạt cọc tương đương với giá trị tài sản đặt cọc nếu không có thỏa thuận khác.
Đối tượng của biện pháp đặt cọc
- Bao gồm các loại tài sản được liệt kê tại Khoản 1 Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015: tiền hoặc đá quý, kim khí quý hoặc một số vật có giá trị khác. Có thể thấy rằng, đối tượng của tài sản trong biện pháp đặt cọc sẽ không bao gồm các quyền liên quan đến tài sản hay tài sản là bất động sản. Tuy nhiên, các tài sản đặt cọc phải là những tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật, các tài sản thuộc trường hợp không được lưu thông theo pháp luật dân sự thì sẽ không thể là đối tượng của biện pháp đặt cọc.
Biện pháp ký cược
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Mục đích của biện pháp ký cược
Bảo đảm về quyền và lợi ích cho bên nhận ký cược (bên cho thuê tài sản) buộc bên ký cược (bên thuê tài sản) phải trả lại tài sản đã thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê.
Nội dung của biện pháp ký cược
- Hai bên chủ thể hợp đồng thỏa thuận với nhau biện pháp ký cược nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản đã thuê hoặc bên cho thuê bảo đảm được lợi ích của mình trong trường hợp bên thuê không trả lại tài sản thuê. Chủ yếu biện pháp này áp dụng đối với hợp đồng thuê động sản.
- Nếu hết thời hạn bên ký cược tài sản (bên thuê) không trả lại tài sản thuê thì bên nhận ký cược được phép nhận chính tài sản đó để thay thế vào nghĩa vụ. Trong trường hợp nếu tài sản ký cược lớn hơn giá trị tài sản cho thuê thì phần dư ra bên nhận ký cược phải trả lại. Ngược lại, nếu tài sản ký cược có giá trị nhỏ hơn tài sản cho thuê thì bên ký cược sẽ phải trả phần bổ sung cho bên nhận ký cược.
Đối tượng của biện pháp ký cược
- Những vật thông thường hoặc các vật có giá trị khác mà một bên (bên ký cược) giao trực tiếp cho bên kia (bên nhận ký cược). Đối tượng ký cược là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, việc ký cược phải được lập bằng văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền ký cược,… Tài sản ký cược phải là tài sản hợp pháp trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Dân sự.
Trên đây công ty luật ANS đã giúp bạn phân biệt được đặt cọc và ký cược. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ 0972817699