Điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về tranh chấp lao động – Khái niệm và nguyên tắc

Tranh chấp lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019. Bộ luật mới có sự thay đổi đáng kể trong việc nhận thức để giải quyết tranh chấp lao động. Trong khi bộ luật cũ quy định sáu nguyên tắc, bộ luật mới chỉ quy định năm nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (Bỏ nguyên tắc: Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội).

Điều này là hợp lý vì bộ luật mới đã lồng tinh thần của nguyên tắc trên trong các nguyên tắc còn lại, nếu như vẫn giữ nguyên nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến sự trùng lặp. Bộ luật mới cũng đề cao sự tự thỏa thuận, tự định đoạt và hướng đến sự đảm bảo toàn vẹn nhất quyền, lợi ích các bên, giải quyết mâu thuẫn được nhanh nhất và tránh các chi phí không đáng có.

Về khái niệm tranh chấp lao động:

Ta có thể thấy rõ được sự khác biệt giữa hai bộ luật, nhờ đó thể hiện Bộ luật lao động năm 2019 đề cao việc nhận thức về tranh chấp lao động hơn luật cũ. Cụ thể bộ luật mới đã đưa việc giải thích tranh chấp lao động vào một điều luật riêng biệt chứ không phải là các khoản trong một điều luật như trước. Cụ thể:

Khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ 2012) quy định: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao độngTranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.”

Cũng vấn đề “Tranh chấp lao động” Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) bên cạnh việc kế thừa BLLĐ 2012 còn mở rộng và quy định cụ thể rõ ràng hơn trong khái niệm và cách xác định quan hệ lao động, cụ thể: khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2019 quy định:“1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lậpthực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhautranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”

Bổ sung thêm các loại tranh chấp trong lao động:

Quy định tại khoản 7 điều 3 BLLĐ 2012 chỉ ra các loại tranh chấp lao động bao gồm:

  1. a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  2. b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân:

Là những tranh chấp xuất phát từ bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ nào của người lao động trong suốt quá trình làm việc bị vi phạm  như điều kiện, địa điểm làm việc, tiền lương, bảo hộ lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ…

Với tranh chấp lao động về quyền thì khoản 8 BLLĐ 2012 quy định “là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác”; nhưng với BLLĐ 2019 thì tại khoản 2 Điều 179 bên cạnh việc mở rộng chủ thể tranh chấp “là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động” còn chỉ ra cụ thể các trường hợp phát sinh tranh chấp là trong “việc hiểu (khác với giải thích) và thực hiện quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác” và mở rộng trường hợp phát sinh tranh chấp “c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí”. Quy định này thể hiện việc ghi nhận bảo vệ và bảo đảm của nhà nước đối với cá nhân hay tổ chức đại diện của người lao động khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền của người lao động.

Ngoài ra còn có các loại tranh chấp trong TCLĐ được bổ sung thêm như tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động tập thể:

Có 02 loại quan hệ tranh chấp là:

  • Tranh chấp tập thể về quyền (khoản 8 Điều 3 BLLĐ 2012) là tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau về quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
  • Tranh chấp tập thể về lợi ích (khoản 8 Điều 3 BLLĐ 2012) là tranh chấp phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động.

Với tranh chấp lao động về lợi ích thì khoản 9 BLLĐ 2012 quy định: “là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.” còn khoản 3 Điều 179 BLLĐ 2019 thì quy định “mở” hơn, “thương lượng” chứ không phải “yêu cầu” nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện đáp ứng yêu cầu của người lao động phù hợp với điều kiện, khả năng của người sử dụng lao động; đồng thời quy định tranh chấp phát sinh cả trong các trường hợp từ chối hoặc không tiến hành được nhằm buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm thương lượng, và lợi ích của tập thể được bảo vệ và thực hiện.

Cụ thể như: Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

Bổ sung quan hệ tranh chấp lao động cá nhân:

Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, “sức lao động” được coi là hàng hóa và được kinh doanh, mua và bán; để đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động và tổ chức kinh doanh, mở rộng thị trường lao động, phát triển khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động thì BLLĐ 2019 cụ thể hóa vào trong bộ luật nhằm đề cao trách nhiệm bảo vệ quyền của “doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” và quyền của của “người lao động thuê lại”. Theo đó quan hệ lao động mới được ghi nhận và bảo vệ từ đó quan hệ pháp luật tranh chấp lao động cá nhân mới được hình thành và được pháp luật bảo vệ là:

+ Quan hệ pháp luật tranh chấp lao động giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động;

Quan hệ pháp luật tranh chấp lao động người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Mở rộng chủ thể của quan hệ lao động:

Trong quan hệ tranh chấp về quyền và lợi ích BLLĐ 2019 cũng ghi nhận và mở rộng hơn về chủ thể quan hệ “một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động”. Theo đó, ngoài tổ chức công đoàn như trước đây, người lao động khi bị vi phạm về quyền hoặc lợi ích thì có thể thông qua một hay nhiều tổ chức khác như tổ, đội, phân xưởng… để yêu cầu người sử dụng lao động hay tổ chức của người sử dụng lao động (như Hội doanh nghiệp, Hiệp hội ….) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động:

BLLĐ 2019 kế thừa các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động của BLLĐ 2012 nhưng sửa đổi về câu từ nhằm đề cao quyền tự định đoạt cũng như việc hòa giải, cụ thể BLLĐ 2019 đã giữ nguyên 02 nguyên tắc:

Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật

Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết”.

Sửa đổi và rút gọn 4  nguyên tắc còn lại của BLLĐ 2012 thành  03 nguyên tắc của BLLĐ 2019 như:

Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định” thành “Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động”;

Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội và không trái luật khi thực hiện hoà giải, trọng tài” và “Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội” thành “Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật”;

“Chỉ tiến hành giải quyết tranh chấp khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do bên còn lại từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện” thành “Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.”

Bộ luật mới có sự thay đổi đáng kể trong việc nhận thức để giải quyết tranh chấp lao động. Trong khi bộ luật cũ quy định sáu nguyên tắc, bộ luật mới chỉ quy định năm nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (Bỏ nguyên tắc: Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội). Điều này là hợp lý vì bộ luật mới đã lồng tinh thần của nguyên tắc trên trong các nguyên tắc còn lại, nếu như vẫn giữ nguyên nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến sự trùng lặp. Bộ luật mới cũng đề cao sự tự thỏa thuận, tự định đoạt và hướng đến sự đảm bảo toàn vẹn nhất quyền, lợi ích các bên, giải quyết mâu thuẫn được nhanh nhất và tránh các chi phí không đáng có.

Rate this post

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0922772222

Email: lienheluatsu@gmail.com

Zalo: 0972817699

Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.