Lịch sử về sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước:
Sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước có thể chia làm 4 giai đoạn là:
– Giai đoạn thời kỳ phong kiến;
– Giai đoạn thời kỳ Pháp, Mỹ chiến tranh xâm lược;
– Giai đoạn thời kỳ xã hội chủ nghĩa (hiện nay).
Sự tham gia của người dân qua mỗi thời kỳ đều có những điểm riêng và khác nhau. Có thể thấy:
– Thời kỳ phong kiến: Sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước bị hạn chế một cách tối đa bởi lẽ thời kỳ có chế độ tập quyền chuyên chế: Nhà vua là biểu tượng của uy quyền tối thượng và toàn năng đối với các người dân. Tuy nhiên vào một số triều đại đã có sự manh nha về tư tưởng sự tham gia của người dân về quản trị nhà nước. Ví dụ như: Người Việt khẳng định rằng “Phép vua thua lệ làng” tức là ở đâu cũng có lệ làng và mọi người phải tôn trọng lệ làng đó và người đề ra lệ làng chính là người dân được ghi trong Hương ước. Hương ước không chỉ quy định nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mà còn định rõ trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống thường nhật. Hương ước khuyên răn mọi người ăn ở hòa thuận theo đúng đạo hiếu gia đình, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, túng thiếu hay gặp công to việc lớn trong nhà. Tất cả mọi thành viên trong làng đều có trách nhiệm thực hiện hương ước. Nhận xét về tính chất của hương ước, có ý kiến cho rằng: “dù không phải là bộ luật hoàn chỉnh, hương ước với những điều quy định về một số nét sinh hoạt riêng biệt của làng xã, vẫn đóng vai trò một cương lĩnh. Có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao vẫn đáng được xem là một cương lĩnh về nếp sống hàng ngày của làng xã, mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, trong làng, trong xã phải tuân thủ”.
Sau này khi nhà nước phong kiến đạt tới đỉnh cao của sự phát triển: điển hình là nhà Lê sơ và nhà Nguyễn. Nhà vua vẫn đứng ở bên trên và là tâm điểm một cộng đồng nhưng đã có các làng xã tự quản, trên lý thuyết phần nào hàm chứa những yếu tố dân chủ, bình đẳng và có sự tham gia của người dân vào trong quản trị nhà nước, xã hội.
– Thời kỳ Pháp, Mỹ chiến tranh xâm lược:
+ Thời Pháp: Thực dân Pháp kiểm soát hoạt động của triều đình nhà Nguyễn thậm chí còn can thiệp vào việc bổ nhiệm nhân sự của nhà nước này. Nhà Nguyễn mất uy tín chính trị. Thực dân Pháp độc chiếm mọi quyền lực kinh tế – chính trị – quân sự tại Việt Nam. Họ chỉ chấp nhận cho người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính và nền chính trị ở mức độ tối thiểu và ban cho các chính quyền bản xứ 1 ít quyền lực hạn chế. Chế độ bảo hộ của Pháp đã biến người Việt thành những nhân viên hành chính cấp thấp chỉ biết thừa hành một cách thụ động, thiếu sáng tạo còn quyền lãnh đạo nằm trong tay người Pháp.
Thực dân Pháp hạn chế các quyền tự do chính trị của dân bản xứ như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội. Họ duy trì 1 hệ thống cảnh sát chính trị để kiểm soát dân chúng, lập ra nhiều nhà tù để giam cầm những người chống Pháp. Người Pháp làm ngơ trước mọi yêu cầu cải cách của người bản xứ. Những phong trào văn hóa, xã hội có mục tiêu nâng cao dân trí, cải cách xã hội của người Việt đều bị theo dõi và đàn áp. Vì thực dân Pháp không có ý định trao trả độc lập cho người Việt nên họ không đào tạo một tầng lớp tinh hoa người Việt đủ sức lãnh đạo, quản trị quốc gia.
Vì vậy có thể thấy sự tham gia quản trị nhà nước của người dân thời kỳ này đã bị thực dân Pháp hạn chế nhiều nhất có thể, chỉ có một vài tầng lớp có tiếng nói nhưng để tham gia vào bộ máy hành chính là không có.
+ Thời Mỹ thành lập nhà nước Việt Nam Cộng hòa ở miền nam Việt Nam
Thời kỳ này tuy có khác nhưng với thời Pháp nhưng vẫn chính quyền miền Nam VN vẫn chịu sự chi phối, viện trợ từ Mỹ. Sự tham gia của người dân trong QTNN là có tuy nhiên do ảnh hưởng bởi văn hóa và chịu sự chi phối của chính quyền Mỹ nên đa số người dân miền nam VN không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mà đã đi theo phong trào Đồng khởi giành chính quyền.
+ Thời xã hội chủ nghĩa hiện nay: