Thực tế cho thấy rằng, tội cướp tài sản là một trong nhưng tội phạm phổ biến nhất trong xã hội hiện này. Hành vi cướp tài sản đã đồng thời xâm hại cả quan hệ nhân thân lẫn quan hệ sở hữu của chủ thể tội phạm đối với nạn nhân. Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cướp tài sản đã xâm hại trực tiếp đến thân thể, sự tự do của con người đồng thời qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Vậy, cụ thể tội cướp tài sản là như thế nào, các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản sẽ được quy định ra sao?
Khái niệm tội cướp tài sản.
Căn cứ Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì : Tội cướp tài sản được quy định là “ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”
Cấu thành tội cướp tài sản
a) Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể thường. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc trường hợp bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định.
b) Về khách thể của tội phạm
- Hành vi cướp tài sản của người phạm tội xâm phạm đồng thời hai khách thể :
+ Quyền nhân thân ( đối với tính mạng, sức khỏe ).
+ Quyền sở hữu ( đối với tài sản bị cướp của nạn nhân)
c) Về mặt khách quan của tội phạm: gồm 03 dạng hành vi
– Hành vi dùng vũ lực : hành vi dùng sức mạnh tác động vào nạn nhân. Hành vi này có mức độ, khả năng nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của nạn nhân khi họ có ý định chống lại việc bị chiếm đoạt tài sản. Điều này làm tác động đến ý chí của nạn nhân, họ không dám kháng cự. Người bị tấn công có thể là chủ tài sản hoặc có thể là người bất kì mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiềm đoạt tài sản của mình.
– Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc ( dấu hiệu “ ngay tức khắc “ để để phân biệt với tội cưỡng đoạt tài sản ).
Trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ ( hoặc cả hai ) nhằm mục đích đe dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu nạn nhân chống cự lại việc chiếm đoạt. Trên thực tế, hành vi này có thể nhằm vào chính người bị đe dọa hoặc người thân thích của người bị đe dọa. Ví dụ, người phạm tội đe dọa nếu nạn nhân chống cự thì sẽ giết chết con người đó.
Dấu hiệu ngay tức khắc vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt thời gian và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Hành vi đó làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Cần phải dựa vào những tình tiết sau:
+ Mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa;
+ Tình tiết hoàn cảnh không gian và thời gian;
+ Phụ thuộc vào tình hình trật tự xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi phạm tội.
– Hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
+ Hành vi ở dạng này tuy không phải là hành vi dùng vũ lực cũng không phải là lời đe dọa dùng vũ lực nhưng có khả năng như những hành vi đó, khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Ví dụ hành vi của người phạm tội dùng thuốc gây mê đối với nạn nhân nhằm cướp tài sản …
d) Về mặt chủ quan của tội phạm
– Trong trường hợp này, Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
Tại thời điểm khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết mình có hành vi dùng vũ lực hoặc biết mình có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc biết mình có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể khánh cự được. Người phạm tội mong muốn hành vi được thực hiện đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công.
– Đối với mục đích phạm tội là mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội đối với nạn nhân.
Cần lưu ý rằng: do “ chiếm đoạt “ chỉ được quy định là mục đích nên việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của tội cướp tài sản chỉ phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm mà không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa.