Tử hình
Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, hình thức “tử hình” vẫn tồn tại, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: chôn sống, treo cổ, uống thuốc độc, ghế điện, thả trôi sông, cho vào phòng ngạt, xử bắn….
Trong xã hội hiện đại ngày nay, “tử hình” vẫn là hình phạt được sử dụng phổ biến trên thế giới, hiện nay còn khoảng 93/194 Quốc gia trong Liên hợp quốc vẫn sử dụng hình phạt “tử hình” đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, cần phải tước đoạt mạng sống để tránh gây nguy hiểm cho xã hội, cũng là để răn đe những người có ý định phạm tội.
Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, tử hình là đi ngược lại với nhân quyền, họ cho rằng con người sinh ra có quyền được sống, đó là quyền cơ bản nhất mà bất kỳ ai cũng có, vì vậy việc “tử hình” là hành vi vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, rõ ràng lý do này không đủ lớn để một quốc gia như Việt Nam loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi các hình phạt trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi lẽ:
– Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, đủ sức răn đe bất cứ ai đang có ý định phạm tội, nhất là ở một đất nước mà ý thức pháp luật của người dân còn thấp.
– Nếu “tử hình” là vi phạm nhân quyền, thì hình phạt tù cũng là vi phạm nhân quyền, bởi hình phạt tù chính đã tước đi quyền được tư do, quyền được đối xử công bằng của loài người, hai trong những quyền cơ bản của bất cứ ai.
– Hình phạt tử hình chỉ áp dụng cho những người có hành vi “xứng đáng”, những người đã có hành vi tước đoạt chính mạng sống của những khác, hoặc có hành vi xâm hại nghiêm trọng các quan hệ xã hội, ví dụ: hiếp dâm, phản bội tổ quốc, bạo loạn…
Vì vậy, với tình hình xã hội nước ta hiện nay, ngay cả khi bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi và sẽ có hiệu lực thi hành vào năm 2018, thì hình phạt “tử hình” vẫn là hình phạt không thể loại bỏ.