Hiện nay, khái niệm văn phòng luật sư không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Khi gặp bất cứ rắc rối nào mọi người thường tìm đến sự tư vấn của các văn phòng luật để nhận được những tư vấn cụ thể.
Luật luật sư 2012 cũng có quy định rõ về văn phòng luật như sau:
“Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân… Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động”.
Hiện nay, các văn phòng luật cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ với nhiều lĩnh vực khác nhau như sau:
+ Tư vấn pháp luật Dân sự, pháp luật Thừa kế – Di chúc, pháp luật về Hợp đồng và các giao dịch, tranh chấp dân sự khác theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn pháp luật Hình sự và quy định liên quan đến tố tụng hình sự (cấu han tội phạm, khung hình phạt, tội danh, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, trách nhiệm hình sự,…)
+ Tư vấn pháp luật về Đất đai (tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, đất, thu hồi đất đai, bồi thường về đất, hỗ trợ tái định cư…);
+ Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình
+ Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, thương mại, Sở hữu trí tuệ,…
+ Tư vấn pháp luật về Thuế (quy định pháp luật về kê khai thuế, kế toán thuế, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, khiếu nại, …);
+ Tư vấn pháp luật Lao động (tranh chấp về hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, sa thải, buộc thôi việc
+ Tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực khác.Ngày nay, số lượng văn phòng luật ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng được nâng cao bởi đội ngũ luật sư tài năng, cùng với kinh nghiệm thực tiễn rất phong phú…
Số lượng văn phòng luật xuất hiện ngày càng nhiều, cùng với dịch vụ ngày càng tốt, đem đến cho khách hàng những sự tư vấn chi tiết và cụ thể.