Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến quyền được sống của con người. Người nào thực hiện hành vi mà đủ cấu thành tội phạm sẽ bị truy tố theo pháp luật hình sự. Bài viết này sẽ phân tích dấu hiệu của hành vi này.
Căn cứ pháp lý
Căn Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định như sau:
“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Trạng thái tinh thần của người phạm tội lúc thực hiện hành vi giết người là bị kích động mạnh
Khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mất khả năng kiểm soát nhưng chưa đến mức mất toàn bộ khả năng kiểm soát. Điều này căn cứ vào những chứng cứ thu thập được hoặc nhân chứng vụ án. Lúc đó họ không thể đủ tỉnh táo để nhận biết tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộ của mình. Đây là hành động nhất thời của họ, khi kết thúc hành động này, họ lại trở về trạng thái bình thường. Điều này được xem như là “điên tạm thời”. Để đánh giá kĩ càng, tường tận các tình tiết trong vụ án. Nếu xác định được người này có phạm tội trong lúc tinh thần bị kích động mạnh hay không, họ có thể được giảm trách nhiệm hình sự.
Người bị hại là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
Đây là trường mà người bị hại đã có hành vi phạm pháp trước tiên, xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc người thân của họ. Người bị hại có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội hoặc ngời thân của người phạm tội. Để xác định được hành vi trái pháp luật là nghiêm trọng hay chưa thì phải đánh giá toàn diện, chính xác. Có những hành vi bản thân nó đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có những hành vi xảy ra nhiều lần thì sẽ thành nghiêm trọng. Ví dụ, A là người chuyên chọc ghẹo B trong những lúc B buồn bã, cô đơn. A làm cho B bị cô đơn và mọi người xa lánh do những câu chuyện mình bịa ra. B đã bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm rất nhiều lần. Trong 1 lần khi B đang nói chuyện với A về việc chấm dứt hành vi này thì A không nghe. Hai người lời qua tiếng lại và B xô A ngã xuống sông, đẫn đến cái chết của A. Trong trường hợp này B cũng có thể được coi kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của B.
Nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của họ
Đây là mối quan hệ nhân quả, nghĩa là điều này xảy ra thì điều kia sẽ xảy ra. Nếu không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, thì cũng không thể có trạng thái bị kích động mạnh. Do đó nếu người phạm tội mà không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì sẽ không bị truy cứu theo tội danh này. Ví dụ, khi đang đi làm, thì anh A nhận được cuộc gọi báo rằng con mình đang bị đánh ở trường. Anh lập tức chạy đến trường thì bạn B bảo rằng C đã đánh con anh A. Anh A đi tìm C nhưng không tìm thấy, chỉ thấy bạn thân của C là D. Sau khi gặng hỏi nhưng không được, anh A đã tát D nhưng trúng chỗ hiểm, dẫn đến D đã tử vong tại chỗ. Trường hợp này C mới là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng chứ không phải D. Do đánh hành vi này không được xem là giết người trong trạng thái bị kích động mạnh