Tại Việt Nam một hành vi được xem là tội phạm khi nó có đầy đủ các yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định (có thể mô tả hành vi) trong bộ luật hình sự năm 1999, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có thể là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin)
1. Tội phạm là gì?
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Dấu hiệu của tội phạm
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định rất rõ khái niệm tội phạm tại Điều 8.
Theo đó, tội phạm trước tiên được biểu hiện ở hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
Ví dụ. Hành vi cướp giật tài sản người đi đường; hành vi sử dụng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp; hay hành vi tham ô của quan chức…
-Dấu hiệu thứ hai. Là hành vi nguy hiểm được nhắc đến ở trên phải được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không được coi là tội nếu không được quy định trong bộ luật hình sự.
Ví dụ: Coca cola để không phải nộp thuế ở Việt Nam gây thất thoát hàng tỷ tiền thuế. Coca cola không bị xử lý hình sự vì hành vi này.
– Dấu hiệu thứ ba của tội phạm là hành vi phạm tội phải; Người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; là người không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; khả năng điều khiển hành vi.
– Dấu hiệu thứ tư của tội phạm là hành vi phạm tội phải được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Dấu hiệu này thể hiện mặt chủ quan của tội phạm: yếu tố lỗi. Trong yếu tố này, lỗi cố ý được chia thành lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
– Dấu hiệu cuối cùng của tội phạm là hành vi phạm tội phải xâm phạm một trong các đối tượng sau đây: độc lập; chủ quyền, thống nhất; toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị; chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng; an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Để bị coi là tội phạm, phải đáp ứng tất cả các dấu hiệu kể trên; chỉ cần thiếu một trong các dấu hiệu này, tội phạm sẽ không được hình thành.