Theo luật Hình sự, tội phạm được coi là những đối tượng có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của tội phạm thực hiện những hành vi phạm tội được mô tả trong Bộ luật Hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đó. Trên thực tế, tùy vào tính chất, mức độ khác nhau sẽ dẫn đến khả năng gây nguy hiểm cho xã hội do hành vi đã thực hiện khác nhau. Trường hợp có những động cơ nhất định mà hành vi đã thực hiện trở thành hành vi cần thiết cho xã hội. Vì vậy, pháp luật đã cho phép trong những trường hợp này. Cụ thể pháp luật có quy định hai trường hợp, đó là “ phòng vệ chính đáng “ và “ tình thế cấp thiết “.
1. Phòng vệ chính đáng
Theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của các tổ chức, của Nhà nước do đó cần chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Pháp luật Hình sự Việt Nam quy định phòng vệ chính đáng không phải là tội ( Căn cứ Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017). Việc quy định như vậy nhằm khuyến khích người dân chống lại hành vi xâm phạm đến khách thể được bảo vệ của luật hình sự, ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi đó có thể gây ra. Pháp luật Hình sự coi phòng vệ chính đáng là quyền của mỗi cá nhân. Việc phòng vệ chỉ khi các chủ thể thực hiện hành vi thỏa mãn được các điều kiện phòng vệ trong luật quy định.
a) Điều kiện của phòng vệ chính đáng
+ Quyền phòng vệ chính đáng phát sinh khi đang có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của chủ thể.
+ Trong trường hợp, hành vi xâm phạm phải đang được diễn ra. Bởi vì khi hành vi xâm phạm đã thực sự chấm dứt thì cũng có nghĩa không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn.Tại thời điểm này, sự phòng vệ sẽ không còn phù hợp nữa với mục đích đã được quy định của phòng vệ chính đáng.
+ Hành vi phòng vệ xảy ra sau khi sự tấn công đã kết thúc vẫn có thể được coi là phòng vệ chính nếu sự phòng vệ đi liền ngay sau sự tấn công, nhằm để khắc phục thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. VD: Đánh trả lại người cướp giật đồ của mình hoặc của người khác.
+ Phòng vệ chính đáng trong khi hành vi xâm phạm chưa xảy ra nhưng có biểu hiện hành vi này sẽ xảy ra ngay tức khắc .
b) Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng
Trong trường hợp, người khi đã có cơ sở cho phép phòng vệ, hành vi phòng vệ chính đáng đòi hỏi biện pháp chống trả ( phương pháp, phương tiện..) phải là biện pháp chống trả lại một cách cần thiết nhằm vào người đang có hành vi xâm phạm, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm đối với từng hoàn cảnh cụ thể.
Tiêu chí để đánh giá sự cần thiết trong phòng vệ chính đáng:
+ Tính chất, mức độ của quan hệ xã hội bị xâm phạm
+ Sức mạnh và sự mãnh liệt của tấn công của người phạm tội đối với nạn nhân
+ Căn cứ vào mối tương quan lực lượng giữa hai bên.
+ Khả năng phòng vệ của nạn nhân trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Đây là trường hợp người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó.
Người phòng vệ trong những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có lỗi đối với việc vượt quá giới hạn của mình.Vượt quá phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tình thế cấp thiết
– Khái niệm: là tình thế của người vì muốn trách gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của ng khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Cần lưu ý rằng : không được hy sinh một người để cứu nhiều người. Pháp luật hình sự Việt Nam không coi hành vi gây thiệt trong tình thế cấp thiết là tội phạm. Việc phấp luật quy định như vậy có ý nghĩa tạo ra cơ sở pháp lý khuyến khích mọi người có hành động có ích, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đứng trước một thực tế một thiệt hại đang xảy ra hoặc bị đe dọa xảy ra ngay.
Điều kiện phòng vệ trong tình thế cấp thiết
Quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chỉ phát sinh khi chỉ còn biện pháp phải gây ra thiệt hại để tránh thiệt hại đang bị đe dọa xảy ra ngay và thiệt hại đó phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết
Trong trường hợp khi có cơ sở được thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết, người hành động được phép gây thiệt hại mà họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại này. Khi thiệt hại gây ra thì thiệt hại đó phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra. Việc gây thiệt hại để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác chỉ có ý nghĩa khi thiệt hại cần ngăn ngừa lớn hơn.
– Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết : trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã coi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trên đây công ty luật A&S đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về phòng vệ chính đáng, nếu có câu hỏi nào khác vui lòng liên hệ hotline: 0972817699