Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả mà hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.( bản chất của lỗi là sự phủ định chủ quan của chủ thể đối với các lợi ích xã hội, sự phủ định này được phản ánh qua việc thực hiện hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Điều kiện chủ quan để xuất hiện lỗi là năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS; Điều kiện khách quan để có lỗi là khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội tồn tại nhiều cách xử sự và trong đó có ít nhất 1 cách xử sự phù hợp với lợi ích và yêu cầu của xã hội)
Lỗi vô ý là lỗi của một người trong đó chủ thể không lựa chọn hành vi phạm tội nhưng trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Có 2 dạng lỗi vô ý:
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin
+ Lỗi vô ý vì cẩu thả
- Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của một người trong trường hợp thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội (lý trí ) nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (ý chí ), vì vậy đã thực hiện hành vi và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (điều 10 BLHS)
- Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi của một người trong trường hợp đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng do cẩu thả nên đã không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả này.
Phân biệt:
- Lỗi vỗ ý vì quá tự tin
+ Lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho XH của hành vi của mình nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra.
+ Ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây hậu quả nguy hiểm cho XH gắn liền với việc người đó đã loại trừ khả năng xảy ra hậu quả hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Lỗi vô ý vì câu thả
+ Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH của hành vi (có thể nhận thức được hoặc không nhân thức được mặt thực tế của hành vi)
+ Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả, họ có nghĩa vụ phải thấy và có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH của hành vi. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả là do họ cẩu thả, thiếu sự thận trọng cần thiết.