Cùng với sự phát triển xã hội, hình thức tội phạm cũng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Tính chất các vụ án cũng thay đổi rất nhiều, nguy hiểm và có tính toán, khiến cho lực lượng điều tra đã phải nỗ lực rất nhiều để truy bắt chúng. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến một vấn đề nhiều độc giả chưa hiểu rõ: Phạm tội có tổ chức.
1. Người thực hành:
Là người trực tiếp thực hiện tội phạm, trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm như: Trực tiếp dùng súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận lối hộ,..
Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiên tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiên. Dù là đồng phạm đơn giản hay có tổ chức thì luôn luôn có người thực hành. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích ban đầu không được thực hiện.
2 Người tổ chức:
Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, chỉ trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức.
Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi xướng việc phạm tội; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm, kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm…
3. Người xúi dục:
Là người kính động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi dục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi dục chưa có ý định tội phạm, vị có người khác xúi dục nên họ mới nảy sinh ý định tội phạm.
Nếu việc xúi dục không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định tội phạm, thì không phải là người xúi dục trong vụ án có đồng phạm.
Tuy nhiên, nếu xúi dục trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội, người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi dục được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để người xúi dục thực hiện tội phạm. Nếu xúi dục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tội phạm thì người xúi dục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi dục người chưa thành niên phạm tội”.
4. Người giúp sức:
Là người tạo điều những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng, nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn. Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn, cung cấp phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm, hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xoá dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có,…