Ngày nay rất nhiều người nhầm lẫn giữa công ty luật và văn phòng luật. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ về công ty luật.
Theo quy đinh của pháp luật tại điều 34 Luật luật sư 2012 có quy định rõ:
“Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu”.
Như vậy, đối với công ty luật, Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ngày nay, các công ty luật được hình thành ở Hà Nội rất nhiều bởi yếu tố như: đây là nới tập trung nhiều trường đại học, đặc biệt là những trường đào tạo về ngành Luật như: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia… Hàng năm bổ sung thêm hàng nghìn nhân lực cho các công ty luật, văn phòng luật, các công ty tư vấn,…
Hiện nay, các công ty luật cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ với nhiều lĩnh vực khác nhau như sau:
+ Tư vấn pháp luật Dân sự, pháp luật Thừa kế – Di chúc, pháp luật về Hợp đồng và các giao dịch, tranh chấp dân sự khác theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn pháp luật Hình sự và quy định liên quan đến tố tụng hình sự (cấu han tội phạm, khung hình phạt, tội danh, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, trách nhiệm hình sự,…)
+ Tư vấn pháp luật về Đất đai (tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, đất, thu hồi đất đai, bồi thường về đất, hỗ trợ tái định cư…);
+ Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình
+ Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, thương mại, Sở hữu trí tuệ,…
+ Tư vấn pháp luật về Thuế (quy định pháp luật về kê khai thuế, kế toán thuế, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, khiếu nại, …);
+ Tư vấn pháp luật Lao động (tranh chấp về hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, sa thải, buộc thôi việc
+ Tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực khác.Ngày nay, số lượng văn phòng luật ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng được nâng cao bởi đội ngũ luật sư tài năng, cùng với kinh nghiệm thực tiễn rất phong phú…