Hiện nay, Chính phủ rất quan tâm và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bởi lợi ích to lớn mà việc này đem lại như có thêm nguồn thu cho ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động,… Với tình hình cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng, dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến khó lường. Những nước thu hút đầu tư lớn như Mỹ hay các nước Châu Âu hiện đang chịu nhiều tổn thất nặng nề. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư phải rút khỏi các nước này vì lo sợ rủi ro. Vì vậy đây là cơ hội cho Việt Nam để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Để được Giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Điều kiện là cá nhân, tổ chức nước ngoài
Những nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa căn cứ vào khoản 14, Điều 13 Luật Đầu tư 2014 như sau:
“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”
Vậy những chủ thể là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì mới được xem là nhà đầu tư nước ngoài.
Kinh doanh những ngành nghề pháp luật cho phép
Không phải bất cứ ngành nghề nào nhà đầu tư cũng được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Theo Điều 6 Luật Đầu 2014, các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã
- Kinh doanh mại dâm
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
Những ngành nghề kinh doanh trên đây đều có khả năng đây hại cho con người, cho cộng đồng, hoặc gây ảnh hưởng tới tự nhiên. Ví dụ hoạt động kinh doanh chất ma túy có thể gây thay đổi tâm-sinh lý con người, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cộng đồng. Hoặc hoạt động mua bán người, mô, bộ phận cơ thể là vấn đề liên quan đến đạo đức và nhân đạo của con người.
Dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ
Những dự án thuộc các trường hợp lĩnh vực đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Đầu tư 2014 sau thì thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ:
- Kinh doanh vận tải biển
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng
- Trổng rừng
- Xuất bản
- Báo chí
- Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài
Hạn chế sở hữu vốn
Trong các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế. Tuy nhiên, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3, Điều 22 Luật Đầu tư 2014 như sau:
“a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế
Khi góp vốn vào tổ chức kinh tế, nhà đầu tư ngước ngoài bắt buộc phải tuân theo hình thức nhất định. Hình thức này được quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật Đầu tư 2014 như sau:
“a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh
- d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”
Hình thức góp vốn vào tổ chức kinh tế
Khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2014 quy định hình thức góp vốn vào tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
“a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.”