Việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam là một trong những hình thức phổ biến hiện nay. Theo đó, chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước là hình thức hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài được coi như một giải pháp hiệu quả. Có thể nói, môi trường đầu tư đầy năng động và thu hút hiện nay đó là thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp vào công ty tại Việt Nam. Hay còn gọi là Chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
1. Các hình thức chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài
Trước hết, chuyển nhượng vốn cho NĐT nước ngoài có thể hiểu là hình thức NĐT nước ngoài mua lại cổ phần, phần vốn góp của cổ đông. Hoặc thành viên hiện hữu trong tổ chức kinh tế được thành lập tại Việt Nam. Tổ chức kinh tế này có thể là công ty 100% vốn Việt Nam. Hoặc ông ty có Vốn đầu tư nước ngoài.
Mua cổ phần từ công ty cổ phần hoặc cổ đông công ty.
Mua phần vốn góp của thành viên công ty TNHH. Từ đó trở thành thành viên công ty TNHH.
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Từ đó trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
2. Các trường hợp phải đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
• Nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần. Phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
• Nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần. Phần vốn góp vào tổ chức kinh tế với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trên 51%.
3. Hồ sơ thực hiện chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng chuyển nhượng. Kèm các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng.
- Hộ chiếu sao y của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Gồm những nội dung như: thông tin về tổ chức kinh tế mà NĐT nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của NĐT nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần. Phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- GCN ĐKDN hoặc tài liệu tương đương. Kèm theo CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp. Hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
- Cơ cấu vốn góp sau khi chuyển nhượng.
- Một số tài liệu liên quan khác (Tùy từng hồ sơ).
4. Quy trình thực hiện thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở kế hoạch & Đầu tư.
Bước 2: Soạn hồ sơ theo quy định về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Sau đó nộp tại Sở kế hoạch & Đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với NĐT nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Sau khi nhận được thông báo theo quy định, tổ chức kinh tế có NĐT nước ngoài góp vốn. Mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan ĐKKD. Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Ngoài ra thực hiện thep pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế
Lưu ý:
Nhà đầu tư không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì chỉ phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung ĐKDN theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Sở kế hoạch & Đầu tư vẫn giải quyết hồ sơ xin chấp thuận đăng ký góp vốn. Mua cổ phần, phần vốn góp nếu nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu.