Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, không ít nhà đầu tư có dự định thực hiện dự án đầu tư vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam, vươn ra sánh vai cùng các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có phải nhà đầu tư nào cũng có hiểu biết về các vấn đề liên quan tới các dự án đầu tư ra nước ngoài. Đặc biệt là các nhà đầu tư phải đau đầu cân nhắc lựa chọn xem dự án đầu tư nào phù hợp với dư án của mình. Vậy pháp luật luật Việt Nam quy định có những loại dư án đầu tư như nào?
Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 diện sau:
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
- (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
- Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Khi nhà đầu tư có dự định thực hiện một dự án đầu tư sang nước ngoài thì có thể chọn một trong các loại dự án đầu tư trên để tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư của mình. Để biết chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của từng loại dự án đầu tư, nội dung hồ sơ, cách thức thực hiện thủ tục đăng ký của từng loại dự án đầu tư … quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn cụ thể từ các chuyên gia có kinh nghiệm.