Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như nào về việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên? Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
Giống như việc chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên, khả năng chuyển đổi công ty TNHH một thành viên khá hạn chế. Loại hình công ty này không thể được chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
Khi chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác, các chủ sở hữu có thể chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau:
(i) Chuyển đổi mà không cần huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp;
(ii) Chuyển đổi bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
(iii) Chuyển đổi bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
(iv) Các phương thức khác.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chuyển đổi, công ty phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong 3 ngày làm việc sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thủ tục chuyển đổi
(i) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu theo quy định);
(ii) Danh sách cổ đông sáng lập (mẫu theo quy định) và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu theo quy định); Danh sách người đại diện được ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (mẫu theo quy định);
(iii) Điều lệ công ty;
(iv) Bản sao hợp lệ các giấy tờ:
– Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và văn bản ủy quyền tương ứng;
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư;
(v) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp;
(vi) Quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển đổi công ty;