Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những gì về báo cáo năng lực tài chính? Báo cáo bao gồm những nội dung gì? Nộp cho cơ quan nào?
Cơ quan tiếp nhận
Báo cáo tài chính giải trình năng lực đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được nộp cùng bộ hồ sơ xin cấp phép đầu tư tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi nhà đầu tư có ý định xin cấp phép.
Báo cáo tài chính của năm nào?
– Nếu công ty đã thành lập từ 5 năm thì phải cung cấp báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.
– Nếu công ty đã thành lập từ 2 năm thì cung cấp báo cáo 1 năm gần nhất.
– Nếu công ty mới thành lập thì không phải báo cáo, nhưng phải giải trình được khả năng tài chính của công ty. Có thể giải trình bằng cách chứng minh: khả năng huy động vốn của nhà đầu tư; chứng nhận của ngân hàng về tài khoản của nhà đầu tư; sự hỗ trợ của Công ty mẹ (nếu có).
Trong trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài đã thành lập trên 5 năm và đang xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và thành lập công ty ở Việt Nam vào trước 30/03. Khi chưa có báo cáo tài chính của công ty mẹ của năm gần nhất vì lí do đầu năm nên chưa hoàn thành báo cáo. Khi đó có thể nộp báo cáo tài chính của hai năm trước năm gần nhất và thực hiện giải trình, cam kết sẽ bổ sung.
Ví dụ đăng ký đầu tư vào tháng 1/2021, công ty mẹ chưa kịp có báo cáo tài chính của năm 2020 thì có thể nộp của báo cáo tài chính năm 2019 và đồng thời giải trình, cam kết sẽ nộp bổ sung báo cáo của năm 2020.
Căn cứ kiểm tra tính xác thực của báo cáo
Báo cáo năng lực tài chính, theo quy định của pháp luật về đầu tư là do nhà đầu tư lập, tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác.