Dịch vụ logistics hiện nay đã và đang đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Tối đa hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Do đó, nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam hiện nay khá lớn đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Vậy trình tự thủ tục thành lập công ty Logistics tại Việt Nam được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic đối với thương nhân nước ngoài
Để nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistic, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện kinh doanh sau đây:
– Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật. Ngoài ra, có đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu.
– Điều kiện về góp vốn:
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa. Chỉ được thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh. Trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; Hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh. Trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. Được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lvệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh. Trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; Hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
“Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet. Mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này. Còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.”
Theo đó, với những công ty kinh doanh dịch vụ logistics có sử dụng phương tiện điện tử kết nối mạng Internet. Mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài các điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nêu trên. Công ty phải đáp ứng các quy định về thương mại điện tử của pháp luật.
2. Thủ tục thành lập công ty Logistics tại Việt Nam
Thương nhân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện trên có thể tiến hành đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics theo trình tự, thủ tục sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty Logistics theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hồ sơ bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
• Điều lệ công ty dịch vụ logistics;
• Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty. (Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Hoặc công ty cổ phần);
• Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
– Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
– Quyết định thành lập hoặc GCN đăng ký doanh nghiệp. Hoặc giấy tờ tương đương khác. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân. Chứng minh thư còn hiệu lực và người nước ngoài: hộ chiếu còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền. Và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
• Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp.
(Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty) trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục để công bố nội dung ĐKDN theo đúng quy định. Mục đích nhằm tránh bị xử phạt hành chính.
– Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh. Và danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với CTCP.
– Doanh nghiệp phải công bố nội dung ĐKDN lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Trong vòng tối đa 30 ngày. Kể từ ngày có giấy phép ĐKKD và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.
Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Việc khắc dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật.Sau khi được thành lập, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện của dịch vụ Logistics mà doanh nghiệp cung cấp. Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu. Công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Bước 4: Xin giấy phép thành lập công ty Logistics
Đối với những công ty kinh doanh dịch vụ logistics có các mã ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trước khi đi vào hoạt động doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin giấy phép. Tùy thuộc vào mã ngành nghề mà các loại giấy phép cũng khác nhau, trong đó có thể kể đến:
• Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các mã ngành có yêu cầu. Về cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật, phương tiện vận tải,…
• Chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên. (Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đối với dịch vụ làm đại lý thủ tục hải quan. Giám định viên đối với dịch vụ kiểm định hàng hóa. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe đối với các mã ngành GTVT,…).
• Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Nếu có hoạt động dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế.
Sau khi đã được cấp đầy đủ giấy phép, doanh nghiệp có thể chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, các công ty logicstics hàng năm sẽ cần nộp báo cáo tài chính. Cụ thể là nộp cho Sở kế hoach và đầu tư hoạt động có xác nhận kiểm toán.