Có thể nói, hôn nhân là giai đoạn thử thách tình yêu của con người, để rồi nhiều cặp vợ chồng dù rất yêu thương nhau nhưng tình yêu đó vẫn chưa đủ lớn để gìn giữ, vun đắp mái ấm của mình. Hiện nay từ khóa “ly hôn” và “thủ tục ly hôn” xuất hiện rất nhiều và cũng không phải những thủ tục quá phức tạp và rắc rối. Tuy nhiên, điều khiến các cặp vợ chồng có ý định tiến tới việt ly hôn băn khoăn rất nhiều, đó là những đứa con của họ. Nhiều người cha, người mẹ sau khi giành được quyền nuôi con lại bỏ bê nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của mình. Chính vì vậy, có nhiều bậc cha mẹ muốn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn. Pháp luật Việt Nam cũng tạo điều kiện cho người đã tiến hành thủ tục ly hôn giành lại quyền nuôi con khi chứng minh được vợ hoặc chồng người nuôi con trực tiếp không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Quy định thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quy định rõ như sau.
Thứ nhất, về các cá nhân và tổ chức có quyền được yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, đó là người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ. Khi những cá nhân này có yêu cầu, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Thứ hai, các căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con là khi cha, mẹ vì lợi ích của con mà có thỏa thuận riêng thay đổi người trực tiếp nuôi con hay các điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con không được đáp ứng bởi người trực tiếp nuôi dưỡng nữa.
Thứ ba, việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con phải xem xét nguyện vọng con từ 07 tuổi trở lên.
Thứ tư, nếu trong trường hợp cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, nếu đáp ứng đủ các tiêu chí trên, cha/mẹ của trẻ có thể giành lại quyền nuôi con bằng cách làm đơn nộp lên Tòa án, yêu cầu Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Các bằng chứng cho việc nuôi dưỡng con cái
Để đảm bảo có được nhiều ưu thế khi đứng trước Tòa án, cha/mẹ của trẻ nên đưa ra được các bằng chứng bất lợi từ phía đối phương, để chứng minh răng đối phương đã không còn khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nữa. Những bằng chứng này có thể là:
- Chứng minh đối phương không đáp ứng được nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con (làm việc xa, không có cơ hội ở gần con; không có đủ kinh tế, không có việc làm);
- Chứng minh đối phương đang có các mối quan hệ ngoài luồng, có thể dẫn tới một cuộc hôn nhân mới, gây bất lợi và thiệt thòi cho con;
- Ông/bà (tức cha/mẹ của đối phương) không còn đủ khả năng để chăm sóc cho con (già yếu, bệnh nặng, mắc các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con);
Điều kiện có thể chăm sóc, nuôi dưỡng con cái
Đồng thời cha/mẹ có thể đưa ra các bằng chứng chứng minh bản thân mình có đủ điều kiện để có thể thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Các điều kiện này có thể là:
- Điều kiện về chủ thể: Cha/mẹ muốn giành lại quyền nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ;
- Điều kiện về kinh tế: Chứng minh mình có đủ tài sản, vật chất để đáp ứng một các tương xứng các nhu cầu cần thiết của con (công việc ổn định, thu nhập ổn định, chỗ ở hợp pháp,…);
- Điều kiện về tinh thần: Cha/mẹ không được thực hiện các hành vi bạo lực, không để con tiếp xúc với tệ nạn xã hội, tạo cho con một môi trường sống, học tập vui chơi.
Hồ sơ để giành lại quyền nuôi con
Khi đã có đủ các minh chứng này, cha/mẹ sẽ tiến hành khởi kiện với hồ sơ gồm:
- Đơn khởi kiện (gồm ngày/tháng/năm; Tên Tòa án; Tên, địa chỉ thường trú của người khởi kiện và người bị khởi kiện; Quyền và lợi ích hợp pháp của người khơi kiện bị xâm phạm; Danh mục tài liệu, chứng cứ đi kèm);
- Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
- Sổ hộ khẩu, căn cước công dân (chứng minh thư) bản sao;
- Giấy khai sinh của con;
- Các minh chứng trên.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra. Nếu hai bên thuận tình quyền nuôi con một cách tự nguyện, phù hợp với lợi ích của trẻ, Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Còn nếu có tranh chấp xảy ra, Toán án sẽ tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện nộp nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí, sau khi nghĩa vụ này được thực hiện, Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải và mở phiên tòa xác định theo thủ tục tố tụng dân sự (nếu không đồng ý thì các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định. Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 4-6 tháng kể từ ngày thụ lý.