Quy định về các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động (CTLLĐ). Và doanh nghiệp thuê lại lao động thể hiện rõ nguyên tắc bảo vệ quyền của người lao động (NLĐ). Vậy các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động quy định như thế nào?
Thể hiện trong pháp luật về quan hệ CTLLĐ. Những nội dung này được quy định tại Điều 4 Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
Các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
Doanh nghiệp CTLLĐ không được phép trả tiền lương. Và chế độ khác cho NLĐ thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động. Quy định này nhằm ngăn chặn trường hợp doanh nghiệp CTLLĐ khấu trừ lương của NLĐ thuê lại. Đồng thời thu lợi về cho mình. Từ đó ây thiệt hại cho NLĐ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động không được cho doanh nghiệp khác mượn hoặc mượn Giấy phép hoạt động CTLLĐ. Với mục đích nhằm hoạt động CTLLĐ. Không được thu phí đối với NLĐ thuê lại. Hoặc thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của NLĐ. Cũng giống như pháp luật Trung Quốc, theo pháp luật Việt Nam. Người lao động thuê lại khi tham gia vào các quan hệ CTLLĐ sẽ không bị mất một khoản phí nào. Từ doanh nghiệp CTLLĐ hay doanh nghiệp thuê lại lao động.
Đặc biệt, để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn mà hoạt động CTLLĐ có thể gây ra cho NLĐ thuê lại. Pháp luật Lao động Việt Nam đã quy định cụ thể 17 ngành nghề, công việc được phép hoạt động CTLLĐ. Chính vì vậy các doanh nghiệp CTLLĐ sẽ không được phép cho thuê lại lao động. Mà công việc thuê lại không nằm trong danh mục công việc. Ngành nghề được phép cho thuê lại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra doanh nghiệp CTLLĐ không được thực hiện hoạt động CTLLĐ giữa doanh nghiệp cho thuê. Với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ – Công ty con. Tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là thành viên.
2. Các hành vi bị cấm đối với bên thuê lại lao động:
Bên thuê lại lao động không được thu phí đối với NLĐ; Không được cho NSDLĐ khác thuê lại NLĐ đã thuê; Và không được sử dụng NLĐ thuê lại làm công việc không được danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm của hai chủ thể sử dụng lao động này đều sẽ bị xử lý. Việc xử lý thực hiện theo quy định của pháp luật lao động về hoạt động cho thuê lại lao động.