Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt hôn nhân. Theo thống kê, tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Các trường hợp ly hôn có thể xảy ra là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Trường hợp ly hôn xuất phát từ ý nguyện của một bên vợ hoặc chồng thì được gọi là ly hôn đơn phương. Ai được quyền nộp đơn xin đơn phương ly hôn? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Quy định về đơn phương ly hôn theo pháp luật
Chỉ khi người nộp đơn chứng minh được việc ly hôn là có căn cứ thỏa mãn điều kiện của pháp luật thì mới được toàn án chấp thuận ra quyết định ly hôn. Theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình hiện hành. Vợ hoặc chồng muốn đơn phương ly hôn phải thỏa các quy định sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình. Hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng. Đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn. Khi đó Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này. Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Sức khỏe, tinh thần của người kia.”
2. Quy định về quyền nộp đơn xin đơn phương ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình
Quyền ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với vợ hoặc chồng, nhưng có phải nọi trường hợp, chỉ có vợ hoặc chồng được sử dụng quyền này? Sau đây là các chủ thể được thực hiện thủ tục nộp đơn đơn phương ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
+ Vợ hoặc chồng;
+ Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích
+ Cha mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền nếu một bên vợ hoặc chồng bị mắc bệnh tâm thần, không làm chủ được hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy, theo quy định pháp luật, mỗi cá nhân có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền. (TAND quận/huyện nơi vợ bạn cư trú) giải quyết ly hôn cho vợ hoặc chồng.