Vì một số lý do như tài chính, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng mà các cặp vợ chồng không thể tiếp tục nhận nuôi con nuôi nữa. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra những hướng dẫn chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật nuôi con nuôi 2010
- Nghị định 19/2011 quy định chi tiết, thi hành một số điều về nuôi con nuôi.
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
2. Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi
Theo Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:
– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
– Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
– Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
– Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
– Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
– Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức.
3. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi
Bước 1 : Nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự
Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật
Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có)