Việc đăng ký hô ̣tic̣h tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. Đồng thời quản lý hộ tịch còn góp phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cá ch khoa hoc̣ , phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước. Chính vì vậy việc tìm hiêu về vấn đề đăng ký hộ tịch là vấn đề vô cùng quan trọng.
Khái niệm đăng ký hộ tịch được định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 theo đó:
“ Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.”.
Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch trong Luật hộ tịch 2014 bao gồm:
Thứ nhất, xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; khai tử; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông tin hộ tịch. Theo đó cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc , đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó như Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn,.. Hành vi xác nhận của cơ quan hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân.
Thứ hai, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
+ Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy vệc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha,mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết ở nước ngoài.
Khác với hành vi xác nhận, đối với các việc hộ tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào các quyết định ( bằng văn bản) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch .Hành vi này không làm phát sinh hiệu lực pháp lý mà chỉ là thủ tục hành chính để xác nhận phạm vi hiệu lực pháp lý của các sự kiện hộ tịch bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã đem lại hiệu lực pháp lý của việc đó.
Ngoài ra còn xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy đăng ký hộ tịch là việc người có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện hộ tịch phát sinh trên thực tế theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc có liên quan đến hộ tịch nhằm đảm bảo các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân có liên quan.