Phân loại giao dịch dân sự. Giao dịch bằng hợp đồng. Hành vi pháp lý đơn phương. Giao dịch dân sự có điều kiện. Các ví dụ cụ thể.
Tất cả các giao dịch dân sự đều có điểm chung tạo thành bản chất của giao dịch: đó là ý chí của chủ thể tham gia vào giao dịch.
Có ba loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng
Cơ sở pháp lý: Điều 504 Bộ luật dân sự 2015
- Là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Hợp đồng dân sự là loại hợp đồng phổ biến nhất trong đời sống hiện tại. Thông thương hợp đồng có 2 bên tham gia trong đó 2 bên thống nhất ý chí dựa trên sự thỏa thuận. Hợp đồng sẽ làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào hợp đồng, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia.
Ví dụ: hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho thuê dịch vụ, hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa…
Hành vi pháp lý đơn phương
Cơ sở pháp lý: Điều 117 Bộ luật dân sự 2015
- Là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế). Có thể nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng..,)
- Có nhiều khi hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hiệu lực khi có người đạt đủ điều kiện do người xác lập hành vi pháp lý đưa ra.
Giao dịch dân sự có điều kiện
Cơ sở pháp lý: Điều 120 Bộ luật dân sự 2015
- Là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc hủy bỏ.
- Sự kiện đó được người xác lập định ra (trong hợp đồng thì do các bên thảo thuận). Nó phải là sự kiện thuộc về tương lai.
- Giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra
Ví dụ: A giao kết hợp đồng với B là nếu trong năm 2017 A sẽ bán nhà cho B nếu A được chuyển công tác. Vậy trong năm 2017 mà A được chuyển công tác thì hợp đồng mua bán nhà giữa A, B phát sinh hiệu lực còn nếu không thì hợp đông bị chấm dứt.
- Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ.
Ví dụ: A với B có hợp đồng buôn bán, theo hợp đồng thì A sẽ là đại lý chính thức của B và chỉ được bán hàng mà B cung cấp, chỉ cần có một mặt hàng nào khác thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ. Vậy điều kiện là nếu A bán một mặt hàng khác kp do B cung cấp thì hợp đồng bị hủy bỏ.