Trình tự thành lập pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những lưu ý chung và hai cơ sở để thành lập lên một pháp nhân.
Cơ sở pháp lý
Theo khoản 1 điều 82 Bộ luật dân sự:
“Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Ở đây thấy rõ được việc thành lập pháp nhân dựa trên hai cách hoặc hai trình tự.
Trình tự thành lập pháp nhân
Dựa trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trình tự thành lập pháp nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gọi là trình tự mệnh lệnh.
Căn cứ thành lập dựa trên nhu cầu thực tế, vào khả năng thực tại. Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập pháp nhân trên cơ sở: đề xuất của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực; hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong quyết định thành lập, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động của pháp nhân. Trình tự này thường được áp dụng để thành lập các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dựa trên cơ sở sáng kiến của cá nhân, tổ chức
Trình tự thành lập pháp nhân trên cơ sở sáng kiến của cá nhân, tổ chức được chia ra làm hai loại:
Theo trình tự cho phép và theo trình tự công nhận.
Trình tự cho phép
Với các pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép, đó là các pháp nhân đc thành lập theo sáng kiến của các sáng lập viên, hội viên hoặc của các tổ chức. Các sáng lập viên, hội viên hoặc tổ chức tự đề ra mục đích, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành viên… Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- kiểm tra tính hợp pháp của điều lệ;
- sự cần thiết tồn tại của tổ chức đó; và
- cho phép thành lập đồng thời công nhận điều lệ của pháp nhân này.
Trình tự này thường đc áp dụng để thành lập các pháp nhân là các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các quỹ từ thiện.
Trình tự công nhận
Pháp luật đã dự liệu việc thành lập các pháp nhân bằng các quy định về khả năng tồn tại của nó thông qua các văn bản pháp luật hoặc các điều lệ; quy chế mẫu; quy định điều kiện thành lập…
Trong đó đã xác định rõ:
- quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức đó, cơ quan điều hành;
- điều kiện của thành viên.
Trên cơ sở các văn bản mẫu đó, cá nhân hay tổ chức đưa ra sáng kiến thành lập. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp theo trình tự, thủ tục đã quy định. Dựa trên cơ sở đó ra quyết định thành lập. Trình tự này được áp dụng để thành lập:
- các hợp tác xã;
- công ty cổ phần;
- công ty trách nhiệm hữu hạn.
Các doanh nghiệp phải có điều lệ riêng được xây dựng trên cơ sở điều lệ mẫu do nhà nước ban hành. Điều lệ của doanh nghiệp đc cơ quan nhà nước công nhận và doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh, Thành phố. Riêng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố.
Trong đời sống xã hội dân sự hiện nay, pháp nhân, đặc biệt là các công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; hợp tác xã là các chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường xuyên, phổ biến và luôn là vấn đề phức tạp tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để các tổ chức kinh tế đc thành lập đảm bảo đúng:
- mục đích;
- điều kiện; và
- thủ tục thành lập.
Dựa theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định điều kiện, trình tự thành lập các tổ chức này.