Câu hỏi
Kính chào Công ty ANS Law, tôi và một người bạn có dự định thành lập doanh nghiệp để kinh doanh. Chúng tôi thấy mô hình công ty hợp danh rất phù hợp cho điều kiện kinh doanh cũng như quản lý. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi được biết công ty hợp danh không tách bạch tài sản của chủ sở hữu và công ty nhưng vẫn có tư cách pháp nhân, trong khi đó doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân. Mong luật sư có thể làm rõ hơn vấn đề này và giải đáp thắc mắc của tôi.
Trả lời
Công ty ANS Law rất vinh hạnh vì đã nhận được sự tin tưởng từ quý khách. Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư của chúng tôi đã tư vấn và đưa ra giải đáp như sau:
Pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật. Công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật (phải chuẩn bị hồ sơ và làm theo thủ tục nhất định), có tài sản riêng (tài sản của công ty độc lập với tài sản của chủ sở hữu), có cơ cấu tổ chức và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật (công ty hợp danh có người đại diện theo pháp luật là thành viên hợp danh).
Như vậy, chiếu theo quy định của luật, công ty hợp danh có đủ mọi yếu tố để được công nhận tư cách pháp nhân:
- Được thành lập hợp pháp: Đây là loại hình công ty được pháp luật doanh nghiệp cho phép thành lập và hoạt động, phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Khi được thành lập, công ty hợp danh phải tuân thủ quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty, trong đó có thành viên hợp danh, thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là chủ sở hữu công ty, tham gia quản lý, điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Thành viên góp vốn chỉ được hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không có bất kỳ quyền hạn nào trong việc quản lý công ty.
- Có tài sản sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác: Công ty hợp danh có tài sản độc lập, khi đang hoạt động bình thường, công ty hợp danh dùnng chính tài sản của mình để tham gia các quan hệ pháp luật. Chỉ khi phát sinh trách nhiệm về tài sản và công ty không đủ khả năng chịu trách nhiệm, thì lúc này thành viên hợp danh (chủ sở hữu) phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật: Công ty hợp danh thông qua người đại diện (là thành viên hợp danh), nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật.
Như vậy, công ty hợp danh đã đáp ứng đủ các điều kiện để là một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự. Mong rằng nội dung tư vấn của chúng tôi giúp quý khách hiểu rõ hơn về mô hình công ty hợp danh.
Nếu có bất cứ câu hỏi/thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây: