Pháp nhân hoạt động như thế nào? Đại diện pháp luật và đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một tổ chức đáp ứng 4 điều kiện sau:
(i) Được thành lập một cách hợp pháp;
(ii) Cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
(iii) Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng số tài sản đó;
(iv) Tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ dân sự một cách độc lập.
Năng lực chủ thể của pháp nhân
Khi tham gia vào một quan hệ pháp luật, vị trí của pháp nhân là bình đẳng và độc lập với những chủ thể khác. Bởi pháp nhân có năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể của pháp nhân: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Thời điểm phát sinh từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân đó (Theo khoản 2, 3 Điều 86).
Năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Điều này được xác định thông qua quyết định thành lập pháp nhân hoặc điều lệ của pháp nhân đó. Việc thay đổi mục đích hoạt động sẽ thay đổi cả năng lực chủ thể của pháp nhân.
Bởi vậy nên, mỗi pháp nhân lại có những năng lực chủ thể khác nhau.
Hoạt động của pháp nhân
Để tham gia vào quan hệ pháp luật, pháp nhân phải thông qua hoạt động của mình là các hoạt động bên ngoài như những chủ thể khác độc lập tham gia các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự nói riêng.
Thông qua hành vi của những người đại diện – pháp nhân tham gia vào các hoạt quan hệ dân sự để thực hiện mục đích hoạt động của mình (vì nó chỉ là những thực thể pháp lý – khác với cá nhân)
- Hành vi người đại diện là thực hiện Pháp luật dân sự của pháp nhân – tạo ra quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân
- Người đại diện cho pháp nhân có thể là một hoặc một bộ phận trong tổ chức đại diện của pháp nhân
- Đại diện pháp nhân có thể là: theo pháp luật, theo ủy quyền
Đại diện theo pháp luật
Cơ sở pháp lý
Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015
Quy định trong quyết định thành lập hoặc điều lệ pháp nhân
Người đại diện
- là người đứng đầu pháp nhân;
- thay mặt pháp nhân thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ điều lệ với pháp nhân cho phép;
- khi tham gia các quan hệ dân sự – phải xuất trình giấy tờ công nhận chức vụ, nhân thân mà không cần có giấy ủy quyền;
- là người đại diện đương nhiên – thường xuyên trong quan hệ dân sự
Đại diện theo ủy quyền
Cơ sở pháp lý
Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015
- Pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác
Người đại diện
- là thành viên pháp nhân hoặc ngoài pháp nhân;
- thay mặt pháp nhân tham gia quan hệ dân sự bằng giấy ủy quyền riêng;
- hành vi thực hiện trong phạm vi được ủy quyền – phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự với pháp nhân;
- thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao cho là hành vi của pháp nhân chứ không phải cá nhân – phát sinh quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân.