Tuyên bố mất tích là gì? Tuyên bố chết là gì? Hậu quả pháp lý của hai loại tuyên bố này là như nào? Những vấn đề pháp lý có liên quan.
Pháp luật Dân sự quy định về năng lực hành vi dân sự của một cá nhân là có từ khi người đó được sinh ra cho đến khi người đó chết đi. Tuy nhiên trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, có rất nhiều những trường hợp mà để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của những bên liên quan; toà án buộc phải dùng cách tạm dừng hoặc tuyên bố chấm dứt năng lực hành vi dân sự của người đó với một số trường hợp nhất định theo luật định. Cụ thể là tuyên bố mất tích và tuyên bố chết.
Hai loại tuyên bố này dựa trên những cơ sở và đưa đến những hậu quả pháp lý khác nhau:
Tuyên bố mất tích | Tuyên bố chết | |
Cơ sở pháp lý | Điều 68, 69, 70 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 71,72,73 Bộ luật Dân sự 2015 |
Khái niệm | Mất tích là sự thừa nhận của Tòa án về tình trạng biệt tích của một cá nhân. Dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan | Tuyên bố chết là sự thừa nhận của Tòa án về cái chết đối với một cá nhân. Khi cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạn theo luật định trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan |
Điều kiện tuyên bố | Điều kiện tuyên bố mất tích Căn cứ: Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 – Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; và – Một người biệt tích 02 năm liền trở lên; – đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng – vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết Lưu ý: Thời hạn 02 năm được hiểu là + Ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; + Không xác định được ngày thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; + Không xác định được ngày, tháng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. | Điều kiện tuyên bố chết Căn cứ: Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 – Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; và – Đáp ứng đủ điều kiện tại 1 trong 04 trường hợp sau: + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; + Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tuyên bố mất tích |
Hậu quả pháp lý | Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích (không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ) Tài sản người bị tuyên bố mất tích sẽ được chuyển sang quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích (Điều 65, 66, 67 và 69 Bộ luật Dân sự 2015) – Vợ/chồng của người bị mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án cho phép họ ly hôn (Khoản 2 Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015) | Hậu quả pháp lý khi tuyên bố chết: Chấm dứt tư cách chủ thể của người chết đối với mọi quan hệ pháp luật mà người đó tham gia với tư cách chủ thể Tài sản của người tuyên bố chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế (Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015) |
Hủy bỏ quyết định và hậu quả | Điều 70 | Điều 73 |