Đại diện theo pháp luật là gì? Đại diện theo uỷ quyền là gì? So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.
Định nghĩa
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện như sau:
Đại diện được hiểu là chủ thể dân sự này nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của một chủ thể dân sự khác để tham gia vào giao dịch dân sự.
Đại diện có hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Khoản 1 Điều 138 quy định về “ủy quyền” là việc chính chủ thể có quyền tự mình trao quyền cho chủ thể khác (đủ năng lực thực hiện) để thay mình tham gia vào các giao dịch dân sự.
Như vậy, đại diện theo ủy quyền tức là việc một cá nhân, pháp nhân (bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một cá nhân, pháp nhân khác (bên được đại diện) tiến hành xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự thông qua việc được bên được đại diện “trao quyền” hợp pháp.
Còn “đại diện theo pháp luật” là sự đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
So sánh
Tiêu chí | Đại diện theo pháp luật | Đại diện theo ủy quyền |
Cơ sở pháp lý | Điều 136 và Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 | Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 |
Người được đại diện | – Cá nhân: không có/ chưa có đầy đủ/ hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi – Pháp nhân: không có quy định cụ thể | – Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng vì một lý do nào đó không thể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự – Pháp nhân: không có quy định cụ thể |
Người đại diện | – Cá nhân: bố mẹ, người giám hộ – Pháp nhân: chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc/Tổng giám đốc | – Cá nhân, pháp nhân: bất kỳ cá nhân (không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22, 23, 24), pháp nhân nào – Tổ chức không là pháp nhân: ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác làm đại diện |
Căn cứ xác lập | Theo quy định pháp luật Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Theo văn bản ủy quyền (hợp đồng thảo thuận) giữa 2 bên |
Bản chất | Mặc nhiên Ổn định Ý chí 1 bên | Do thỏa thuận Có thời hạn Ý chí 2 bên |
Phạm vi thẩm quyền | Do pháp luật quy định Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được quy định trong văn bản ủy quyền |
Chấm dứt đại diện | – Cá nhân: · Người được đại diện đã thành niên, hoặc năng lực hành vi được khôi phục · Người được đại diện hoặc đại diện đã chết – Pháp nhân: Khi pháp nhân chấm dứt sự tồn tại: hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể, phá sản | – Cá nhân: · Thời hạn ủy quyền hết · Công việc ủy quyền hoàn thành · 1 trong 2 bên hủy bỏ/ từ chối việc ủy quyền · 1 trong 2 bên chết · 1 trong 2 bên bị Tòa tuyên bố: mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi – Pháp nhân: · Như trên · Pháp nhân chấm dứt |
Ngoại lệ | Không có | Người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể làm người đại diện ủy quyền, trừ các giao dịch dân sự không được cho phép |