Luật sư có thể phân tích cụ thể cho tôi tranh chấp lao động là như thế nào được không?
hang******gmail.com
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Chuyên mục tư vấn lao động. Chúng tôi xin giải đáp như sau:
Khoản 7 điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động.”
Về bản chất, TCLĐ chính là sự mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích đối kháng với nhau trong một số quan hệ nhất định. TCLĐ mang những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, TCLĐ phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động: các bên trong TCLĐ là chủ thể của quan hệ lao động và đối tượng tranh chấp luôn là nội dung của quan hệ lao động.
Thứ hai, TCLĐ không chỉ là những tranh chấp về quyền mà còn bao gồm cả những tranh chấp về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động: tức là TCLĐ phát sinh ngay cả khi không có sự vi phạm pháp luật.
Thứ ba, tính chất và mức độ của TCLĐ luôn phụ thuộc vào quy mô và số lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động: TCLĐ cá nhân thường ít nghiêm trọng hơn TCLĐ tập thể.
Với BLTTDS, thì tranh chấp về lao động có thể có nội hàm rộng hơn những tranh chấp phát sinh trong quá trình thuê mướn, sử dụng lao động hay tiền lương. Vấn đề này đặt ra những tranh chấp về vấn đề bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, công đoàn.
Hy vọng qua câu trả lời trên bạn đã giải đáp được thắc mắc về tranh chấp lao động. Trường hợp cần luật sư tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ 0972817699.