Một trong những tiêu chí kể đến cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp có chuỗi cung ứng nhiều giai đoạn vận chuyển. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện mọi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Đây cũng là nơi tổ chức thực hiện các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp. Vậy lựa chọn địa điểm kinh doanh theo quy định như thế nào?
1. Đặc điểm của địa điểm kinh doanh
Có thể nói, việc lựa chọn sai địa điểm kinh doanh dẫn đến những hậu quả thiệt hại về tài chính. Cụ thể đó là chi phí Marketing lớn nhưng lại không thu hút và tiếp cận được lượng lớn khách hàng. Địa điểm kinh doanh có những đặc điểm như sau:
Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng
Tại địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng và không được xuất hóa đơn
Mọi hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty. Đồng thời là hạch toán phụ thuộc
Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh công ty phải được đăng ký và hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.
2. Nội dung của thông báo lập địa điểm kinh doanh trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh
Việc thành lập địa điểm kinh doanh khác với địa chỉ công ty. Người nộp chỉ cần gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến phòng ĐKKD cấp tỉnh. Nộp trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập. Nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên địa điểm kinh doanh và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Hoặc tên và địa chỉ chi nhánh
- Hợp đồng thuê văn phòng;
- GCN quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) của văn phòng cho thuê;
- Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu của bên cho thuê.
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân. Hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp. Hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
- Bản sao CMTND /hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Bản gốc giấy chứng nhận ĐKKD.
Lưu ý: Địa điểm kinh doanh có thể khác với trụ sở chính và chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi DN đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
3. Một vài lưu ý trong thủ tục thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày lập thông báo, tiến hành nộp thông báo lập địa điểm kinh doanh và gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD sẽ cập nhật thông tin địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN.
Trong trường hợp thuê nhà để thành lập địa điểm kinh doanh, giữa hai bên phải giao kết hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh với chủ nhà ( bên cho thuê ).