Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung, cũng như vấn đề quyền tác giả nói riêng có sức ảnh hưởng rất lớn. Một tác phẩm khi được tạo ra sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ tác giả mà còn cả chủ sở hữu quyền tác giả cũng như quyền liên quan. Vậy quy định về chuyển nhượng quyền tác giả như thế nào? Căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả?
1. Chuyển nhượng quyền tác giả là gì?
Chuyển nhượng quyền tác giả là một trong những quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu hợp pháp của quyền tác giả. Được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Chuyển nhượng quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần. Hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Các quyền đó là:
Quyền tài sản theo quy định chuyển nhượng quyền tác giả:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Cho thuê bản gốc. Hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh. Chương trình máy tính
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện thông tin đại chúng;
– Quyền liên quan theo quy định chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm:
+ Phát sóng cuộc biểu diễn;
+ Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
+ Bán, cho thuê bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn;
+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình.
Việc chuyển nhượng bản quyền tác giả phải được lập thành hồ sơ. Và thực hiện đăng ký chuyển nhượng tại Cục bản quyền tác giả. Sau khi việc chuyển nhượng được hoàn thành, chủ sở hữu quyền tác giả cũ sẽ không còn quyền và nghĩa vụ đối với tác phẩm của mình.
2. Điều kiện quy định chuyển nhượng quyền tác giả
- Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm.
- Trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.
- Về đối tượng chuyển nhượng: cho phép tổ chức, cá nhân dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền như sau:
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Quyền tài sản;
- Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện. Hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê. Hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận đượcl
– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được. Trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
- Quyền của tổ chức phát sóng
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả. Cũng như quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác. Nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
3. Hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả
Các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung của hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:
– Đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Hợp đồng tặng cho quyền tác giả;
– Bản gốc GCN đăng ký quyền tác giả đã được cấp kèm theo bản lưu tác phẩm;
– Hợp đồng ủy quyền (nếu có);
– Bản sao ĐKKD đối với bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Trong trường hợp hai bên là công ty. Hoặc bản sao CMND trong trường hợp hai bên là cá nhân.
– Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt. Hay hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.