Theo quy định tại Điều 361 của Bộ luật Dân sự 2015:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật
Như vậy, có thể thấy nó là sự thể hiện ý chí của cá nhân để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người có quyền lập bao gồm: Người đã thành niên có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể lập nếu được sự dồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ.
Người lập có thể lập dưới hai hình thức là văn bản hoặc miệng.
Di chúc bằng văn bản bao gồm: bằng văn bản không có người làm chứng; bằng văn bản có người làm chứng; bằng văn bản có công chứng; bằng văn bản có chứng thực.
Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người làm chúng sẽ ký tên trực tiếp vào phía dưới di chúc thể hiện mình việc mình đã chứng kiến và người lập di chúc hoàn toàn có đủ điều kiện để lập di chúc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người lập có thể đem đến phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để yêu cầu công chứng viên thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực chữ ký của mình.
Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập qua đời. Do đó, khi chưa có hiệu lực, người lập có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào.
Sau khi người lập chết (thời điểm mở thừa kế), nội dung sẽ được công chứng viên hoặc người được giao giữ di chúc công khai nội dung của di. Những người có tên trong đó sẽ được hưởng thừa kế theo ý chí của người để lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật cho phép những người không được để lại thừa kế nhưng vẫn được hưởng thừa kế; đó là những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể:
Theo điều 669 Bộ luật dân sự quy định:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động