Đã có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc một logo của công ty có thể vừa đăng ký nhãn hiệu lại vừa có thể đăng ký bản quyền được hay không? Câu trả lời là có thể. Việc đăng ký bản quyền logo có tác dụng bảo vệ các quyền chính đáng cho chủ sở hữu của nó, việc đăng ký bản quyền logo hay nhãn hiệu sẽ ngăn chặn hành vi xâm phạm tới logo, nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký bảo hộ. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra một số kiến thức cơ bản về đăng ký bản quyền logo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
- Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;
- Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP.
2. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 về “Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả” của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
…
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
Như vậy, logo của công ty có thể được xếp vào nhóm mỹ thuật ứng dụng – đối tượng bảo hộ của quyền tác giả. Vì vậy, logo có thể vừa đăng ký nhãn hiệu và vừa có thể đăng ký bản quyền.
3. Quy trình đăng ký bản quyền logo
Theo quy định của pháp luật, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa kéo dài đến khoảng 11 tháng. (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối). Đăng ký bản quyền logo diễn ra theo thủ tục với quy trình cụ thể:
– Trong 02 tháng đầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác.
– Trong 09 tháng tiếp theo là giai đoạn đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (bao gồm đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước)
4. Hồ sơ đăng ký bản quyền logo
– Mẫu logo
– Quy chế sử dụng độc quyền logo nếu logo thương hiệu độc quyền yêu cầu bảo hộ là logo độc quyền tập thể.
– Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền (theo mẫu).
– Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty (nếu đăng ký chủ sở hữu là công ty).
– Giấy uỷ quyền (gửi lại khách hàng sau khi nhận được thông tin yêu cầu đăng ký).
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên độc quyền logo có sử dụng các biểu tượng, tên riêng